PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
LẬP THẠCH NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấu đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh)
a. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào?
b. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích?
c. Từ văn bản có đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.
Câu 2: (2,5 điểm)
Đọc mẩu chuyện sau:
Một chú Lừa sau khi nghe Dế hát liền ngỏ ý muốn theo Dế học hát. Nghe vậy, Dế liền nói:
- Muốn học hát cũng được, nhưng mỗi ngày anh chỉ được uống vài giọt sương thôi!
Thế là chú Lừa là theo lời Dế, mỗi ngày chỉ uống vài giọt sương. Thế rồi chỉ mấy hôm sau, chú Lừa chết vì đói khát.
(Trích trong Hạt giống tâm hồn)
Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Câu 3: (5,5 điểm)
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
“Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước của nhân dân ta.”
Dựa vào những sáng tác thơ ca dân gian mà em đã được học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
a. Học sinh xác định đúng ba câu rút gọn:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tình yêu nước của tấc cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Xác định đúng thành phần được rút gọn trong cả 3 câu: Chủ ngữ.
b. Xác định đúng các phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích:
- Phép so sánh: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
- Phép liệt kê: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo…
c. HS viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của thế hệ trẻ. Đảm bào các ý sau:
- Tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
- Ghi nhớ công ơn của các thế hệ cha anh đi trước.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Yêu nước là ra sức học tập tốt, rèn luyện tốt đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2:
- Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bài viết có kết cấu lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi về câu, từ, chính tả.
- Về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều kiểu nhưng cần làm rõ được yêu cầu sau:
- Dẫn dắt câu chuyện và khái quát vấn đề nghị luận.
- Ý nghĩa câu chuyện: Đây là một câu chuyện thông qua hai con vật là chú Lừa và Dế cho chúng ta bài học: Không nên đua đòi học theo những điều không thuộc sở trường và khả năng của mình. Nếu ai cũng vì hứng thú nhất thời mà làm những điều mình hoàn toàn không có khả năng thì hẳn kết quả cũng chỉ như chú Lừa mà thôi – Phải đánh đối cả tính mạng của mình.
- Bàn luận - chứng minh:
- Nên làm theo những gì thuộc về khả năng của mình, có như vậy mới mang lại kết quả tốt đẹp.
- Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng, sở trường về lĩnh vực ấy sẽ chuốc lấy thất bại thảm bại.
- (Cần lấy dẫn chứng để chứng minh)
- Bài học nhận thức và hành động:
- Không đồng tình với cách sống đua đòi, học và làm theo người khác thì phải suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, luôn biết khả năng của mình.
- Phê phán cách sống đua đòi, bắt chước.
Câu 3:
- Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ xác thực.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
- Yêu cầu về nội dung:
- Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của Thơ ca dân gian, làm nổi bật được vẻ đẹp của: “Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao, tục ngữ.
- Mở bài
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn ý kiến cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
- Thân bài
- Giải thích:
- Thơ ca dân gian là gì? Thơ a dân gian thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao…; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước,…
- Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động? Vì nó thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ… của người lao động. Thơ ca dân gian thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước…
- Chứng minh:
- Tình cảm gia đình đằm thắm được thể hiện qua:
- Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng – phân tích: Con người có tổ, có tông…. Có nguồn; Ngó lên nuộc lạt… bấy nhiêu;…).
- Tình cảm của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng – phân tích: Công cha như… là đạo con; Ơn cha… cưu mang; Chiều chiều ra đứng… chín chiều;…).
- Tình cảm anh chị em ruột thịt (dẫn chứng – phân tích: Anh em như chân… đỡ đần; Chị ngã em nâng; Chị em như chuối nhiều tàu…)
- Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng - phân tích: Râu tôm… khen ngon; Thuận vợ thuận chồng….cũng cạn).
- Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua:
- Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng - phân tích)
- Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng - phân tích)
- Tình cảm gia đình đằm thắm được thể hiện qua:
- Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao, tục ngữ rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diện, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc các sáng tác thơ ca dân gian ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người lao động.
- Giải thích:
- Kết bài
- Đánh giá khái quát lại vấn đề.
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: