TRƯỜNG THPT PHAN HUY CHÚ | ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2019- 2020 Thời gian: 150 phút |
Câu 1: (3 điểm)
Hoàn thành các phương trình hoá học sau, ghi thêm điều kiện phản ứng nếu có.
a) KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
b) Fe3O4 + CO → Fe + CO2
c) KClO3 → KCl + O2
d) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O
e) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
f) Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2
Câu 2: (4 điểm)
Bằng các phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 khí là O2 , H2 , CO2 , CO đựng trong 4 bình riêng biệt. Viết phương trình phản ứng.
Câu 3: (2 điểm)
Đốt chất A trong khí oxi, sinh ra khí cacbonic va nước. Cho biết nguyên tố hoá học nào bắt buộc phải có trong thành phần của chất A? Nguyên tố hoá học nào có thể có hoặc không trong thành phần của chất A? Giải thích ?
Câu 4: (5 điểm)
Bốn bình có thể tích và khối lượng bằng nhau, mỗi bình đựng 1 trong các khí sau: hiđro, oxi, nitơ, cacbonic. Hãy cho biết :
Số phần tử của mỗi khí có trong bình có bằng nhau không? Giải thích?
Số mol chất có trong mỗi bình có bằng nhau không? Giải thích?
Khối lượng khí có trong các bình có bằng nhau không? Nừu không bằng nhau thì bình đựng khí nào có khối lượng lớn nhất, nhỏ nhất?
Biết các khí trên đều ở cùng nhiệt độ và áp suất.
Câu 5: (6 điểm)
Có V lít hỗn hợp khí gồm CO và H2 . Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau.
- Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất bằng oxi. Sau đó dẫn sản phẩm đi qua nước vôi trong ( dư ) thu được 20g kết tủa trắng.
- Dẫn phần thứ 2 đi qua bột đồng oxit nóng dư. Phản ứng xong thu được 19,2g kim loại đồng.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính thể tích của V lít hỗn hợp khí ban đầu ( ở đktc )
Tính thành phần % của hỗn hợp khí ban đầu theo khối lượng và theo thể tích.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC 8
Câu1: (3 điểm)
Mỗi phương trình phản ứng viết đúng cho 0,5đ.
a) 2 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
b) Fe3O4 + 4 CO → 3 Fe + 4 CO2
c) KClO3 → 2 KCl + 3 O2
d) 2 Al(OH)3 + 3 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6 H2O
e) 4 FeS2 + 11 O2 → 2 Fe2O3 + 8 SO2
f) 2 Cu(NO3)2 → 2 CuO + 4 NO2 + O2
Câu 2: (4 điểm)
- Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết khí O2 ( than hồng bùng cháy)
C + O2 → CO2
- Khí không cháy là CO2 .
- Khí cháy được là H2 và CO.
2 H2 + O2 → 2 H2O
2 CO + O2 → 2 CO2
- Sau phản ứng cháy của H2 và CO, đổ dung dịch Ca(OH)2 vào. Dung dịch nào tạo kết tủa trắng là CO2 , ta nhận biết được CO.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Câu 3: (2 điểm)
Nguyên tố hoá học buộc phải có trong chất A là Cácbon và Hiđro. Nguyên tố hoá học có thể có hoặc không có trong thành phần chất A là oxi.
Chất A phải có C vì khi cháy tạo ra CO2.
Chất A phải có H vì khi cháy tạo ra H2O.
Chất A có thể không có oxi, khi đó oxi của không khí sẽ kết hợp với C và H tạo ra CO2 và H2O.
Câu 4: (5 điểm)
Các khí H2, O2, N2, CO2 có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên chúng có số phần tử bằng nhau. Vì thể tích chất khí không phụ thuộc vào kích thước phân tử mà chỉ phụ thuộc và khoảng cách giữa các phân tử. Như vậy, số phân tử có bằng nhau thì thể tích của chúng mới bằng nhau.
Số mol khí trong mỗi bình là bằng nhau, vì số phần tử như nhau sẽ có số mol chất bằng nhau.
Khối lượng khí trong các bình không bằng nhau vì tuy có số mol bằng nhau, nhưng khối lượng mol khác nhau nên khối lượng khác nhau.
Bình có khối lượng lớn nhất là bình đựng CO2.
Bình có khối lượng nhỏ nhất là bình đựng H2.
Câu 5: (6 điểm)
a) Phần 1:
2 CO + O2 → 2 CO2 (1)
2 H2 + O2 → 2 H2O (2)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (3)
0,2mol 0,2mol
Từ (1) và (3) : nCO = nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol
Phần 2: CuO + CO → Cu + CO2 (4)
CuO + H2 → Cu + H2O (5)
Từ (4) và (5) : nCO + nH2 = nCu = 0,3 mol
b) Vhh = 0,3 . 2 . 22,4 = 13,44 (lít)
c) VCO = 0,2 . 2 . 22,4 = 8,96 (lít)
% VCO = 66,67 %
% VH2 = 100 - 66,67 = 33,33 %
%mCO = 96,55 %
%mH2 = 100 - 96,55 = 3,45 %.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Trường THPT Phan Huy Chú. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !