TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ
| ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút |
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
b. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. Tại sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục?
Câu 2: (2,0 điểm)
Hãy xác định nhóm máu ở người, khi có huyết thanh của nhóm máu A và B.
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Vì sao ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
b. Vì sao biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống?
Câu 4: (2,0 điểm)
a. Tại sao nói trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm, còn lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm?
b. Một loài thực vật có thể sinh sản theo kiểu giao phấn lẫn tự thụ phấn. Khi xét tính trạng màu hoa ở loài cây này người ta nhận thấy màu hoa tím (do gen A quy định) trội hoàn toàn so vói màu hoa trắng (do gen a quy định).
Hãy trình bày các phương pháp xác định kiểu gen của cây có kiểu hình hoa tím. Viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 5: (4,0 điểm)
Khi lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, ngọt.
Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được đời F2 có 6000 cây, gồm 4 kiểu hình, trong đó có 375 cây quả bầu, chua. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
a. Biện luận quy luật di truyền đã chi phối phép lai.
b. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F2.
Câu 6: (4,0 điểm)
Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã tạo ra 112 tế bào con. Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương đương với 2394 NST đơn; số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là 1140; tổng số NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là 608.
a. Xác định bộ NST 2n của loài.
b. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
Câu 7: (4,0 điểm)
Một gen có hiệu số % giữa nuclêôtit loại Guanin với loại nuclêôtit khác bằng 20%. Tổng số liên kết hiđrô bằng 4050.
a. Tính chiều dài của gen.
b. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
c. Nếu tất cả các gen sau 4 lần nhân đôi tạo ra đều tiếp tục sao mã một số lần bằng nhau và đã lấy của môi trường 48000 ribônuclêôtit.
Tính số lần sao mã của mỗi ADN con
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a. Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng là:
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài (Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400- 500 m2)
- Ruột non rất dài (tới 2,8m – 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
b.
* Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận:
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc ( 30 – 40 A0 ) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
-Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: Quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết ( Các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- , … ); quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác ( Axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion H+, K+ .…) . Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
* Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục (Chỉ vào những lúc nhất định ). Có sự khác nhau đó là do:
Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục. Nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200 ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài
Câu 2:
Máu người: Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B. Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là a (gây kết dính A) và b (gây kết dính B.
- Nhóm máu O: hồng cầu không có cả A và B, huyết tương có cả a và b
- Nhóm máu A: hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có a, chỉ có b
- Nhóm máu B: hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có b, chỉ có a
- Nhóm máu AB: hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có a và b
Do đó để xác định nhóm máu ở người, khi có huyết thanh của nhóm máu A và B ta làm như sau:
Lấy một giọt máu nhỏ vào huyết thanh của hai nhóm trên.
- Nếu máu không đông ở cả hai nhóm huyết thanh, thì máu đó thuộc nhóm máu O (vì nhóm máu O trong hồng cầu không có cả kháng nguyên A và B)
- Nếu máu đông ở cả hai nhóm huyết thanh, thì máu đó thuộc nhóm máu AB (vì nhóm máu AB trong hồng cầu có cả kháng nguyên A và B)
- Nếu máu chỉ đông với huyết thanh nhóm A, thì máu đó thuộc nhóm máu B (vì nhóm máu B trong hồng cầu có kháng nguyên B, mà huyết tương nhóm máu A có b nên gây kết dính).
- Nếu máu chỉ đông với huyết thanh nhóm B, thì máu đó thuộc nhóm máu A (vì nhóm máu A trong hồng cầu có kháng nguyên A, mà huyết tương nhóm máu B có a nên gây kết dính).
Câu 3:
a. Ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì:
Ở loài sinh sản hữu tính và giao phối do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử, các loại giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
Loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên phân, nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.
b. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống vì:
- Trong quá trình tiến hóa: Loài nào càng có nhiều kiểu gen, kiểu hình thì sẽ phân bố và thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau. Điều này giúp chúng tăng khả năng tồn tại và đấu tranh sinh tồn trong điều kiện tự nhiên luôn thay đổi.
- Trong chọn giống: Nhờ biến dị tổ hợp mà trong các quần thể vật nuôi và cây trồng luôn xuất hiện các dạng mới, giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống hoặc đưa vào sản xuất, thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Câu 4:
a. Nói rằng trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm là vì kết thúc lần giảm phân này bộ NST trong tế bào con giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so với tế bào ban đầu.
Còn ở lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm là vì ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các crômatit trong mỗi NST đơn ở dạng kép đi về hai cực của tế bào. Nguồn gốc NST trong tế bào con không đổi, vẫn giống như khi kết thúc phân bào I. Lần giảm phân này giống phân bào nguyên phân.
b. Các phương pháp xác định kiểu gen của cây có kiểu hình hoa tím:
- Phương pháp 1: Cho cá thể có kiểu hình hoa tím lai phân tích. Tức là lai nó với cây có kiểu hình hoa trắng (aa).
+ Nếu kết quả đời con đồng tính (toàn hoa tím) thì cây có kiểu hình hoa tím đem lai có kiểu gen đồng hợp (AA)
P: AA (hoa tím) x aa (hoa trắng)
GP: A a
F1: Aa (hoa tím)
+ Nếu kết quả đời con phân tính thì cây có kiểu hình hoa tím đem lai có kiểu gen dị hợp (Aa)
P: Aa (hoa tím) x aa (hoa trắng)
GP: A, a a
F1: 1Aa (hoa tím) : 1 aa (hoa trắng)
- Phương pháp 2: Cho cá thể có kiểu hình hoa tím cần xác định kiểu gen tự thụ phấn.
+ Nếu đời con đồng tính thì cá thể đó có kiểu gen đồng hợp.
P: AA (hoa tím) x AA (hoa tím)
GP: A A
F1: AA (hoa tím)
+ Nếu đời con phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
P: Aa (hoa tím) x Aa (hoa tím)
GP: A, a A, a
F1: 1AA: 2 Aa: 1 aa
(3 hoa tím: 1 hoa trắng)
Câu 5:
a. Biện luận quy luật di truyền:
- P đều thuần chủng, khác nhau về hai cặp gen tương phản Þ F1 phải dị hợp về hai cặp gen.
- F1 dị hợp hai cặp gen, biểu hiện kiểu hình quả tròn, ngọt, suy ra các tính trạng quả tròn, ngọt là các tính trạng trội so với quả bầu, chua.
- Quy ước gen:
gen A: quả tròn gen a: quả bầu
gen B: ngọt gen b: chua
- F1: (AaBb) tròn, ngọt x (AaBb) tròn, ngọt
- F2: xuất hiện 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình mang hai tính trạng lặn quả bầu, chua (aabb) =375/6000 x 100% = 6,25% = 1/16, chứng tỏ 4 kiểu hình đời F2 phân li theo công thức (3 : 1)2 = 9: 3: 3: 1. Vậy hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen
b. Lập sơ đồ lai:
- Sơ đồ lai của P: AABB (tròn, ngọt) x aabb (bầu, chua)
GP: AB ab
F1: AaBb (tròn, ngọt)
F1 :100% AaBb)
hoặc: P: Aabb (tròn, chua) x aaBB (bầu, ngọt)
GP: Ab, ab aB
F1: AaBb (tròn, ngọt)
- F1 x F1: AaBb (tròn, ngọt) x AaBb (tròn, ngọt)
GF1: AB,Ab,aB, ab AB,Ab,aB, ab
F2: (lập bảng tổ hợp)
Kiểu gen F2: 1AABB: 2AABb: 2AaBB: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb:1aabb
Kiểu hình F2: 9 quả tròn, ngọt: 3 quả tròn, chua : 3 quả bầu, ngọt : 1 quả bầu, chua.
c. Số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình đời F2:
Quả tròn, ngọt = 6000 x 9/16 = 3375 cây.
Quả tròn, chua = 6000 x 3/16 = 1125 cây.
Quả bầu, ngọt = 6000 x 3/16 = 1125 cây.
Quả bầu, chua = 6000 x 1/16 = 375 cây.
Câu 6:
a. Bộ NST 2n của loài:
Gọi a, b, c lần lượt là số lần nguyên phân của hợp tử I, II, III (a, b, c: nguyên, dương)
- Hợp tử I: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử I là:
(2a – 1) . 2n = 2394 Þ 2a . 2n = 2394 + 2n.
- Hợp tử II: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là:
(2b – 2) . 2n = 1140 Þ 2b . 2n = 1140 + 2. 2n
- Hợp tử III: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra là: 2c . 2n = 608
Tổng số NST trong tất cả các tế bào con tạo ra từ 3 hợp tử I, II, III là:
2394 + 2n + 1140 + 2. 2n + 608 = 112. 2n
Giải pt ra ta có 2n = 38
b. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử:
- Hợp tử I: \(\begin{gathered} {2^a}.2n = 2394 + 2n \hfill \\ {2^a} = \frac{{2394 + 38}}{{38}} = 64 = {2^6} \Rightarrow a = 6 \hfill \\ \end{gathered} \)
- Hợp tử II: \(\begin{gathered} {2^b}.2n = 1140 + 2.2n \hfill \\ {2^b} = \frac{{1140 + 2.38}}{{38}} = 32 = {2^5} \Rightarrow b = 5 \hfill \\ \end{gathered} \)
- Hợp tử III: \(\begin{gathered} {2^c}.2n = 608 \hfill \\ {2^c} = \frac{{608}}{{38}} = 16 = {2^4} \Rightarrow c = 4 \hfill \\ \end{gathered} \)
Vậy hợp tử I nguyên phân 6 lần, hợp tử II nguyên phân 5 lần, hợp tử III nguyên phân 4 lần.
Câu 7:
a. Gọi N là số nuclêôtit của gen:
Theo giả thiết: G – A = 20% (1)
Theo NTBS: G + A = 50% (2)
Cộng (1) và (2) ta được: 2G = 70%. Suy ra G = 35% ÞA = 15%
Gen có 4050 liên kết hiđrô, suy ra:
\(\begin{gathered} 4050 = 2A + 3G(H = 2A + 3G) \hfill \\ 4050 = 2.\left( {\frac{{15}}{{100}}} \right)N + 3\left( {\frac{{35}}{{100}}} \right)N \hfill \\ \Leftrightarrow 4050.100 = 30N + 105N \hfill \\ \Leftrightarrow N = 3000Nu \hfill \\ \end{gathered} \)
Vậy chiều dài của gen là:
L = N : 2 . 3,4A0 = 3000:2 . 3,4 = 5100 A0
b. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:
Ta có: A =T = 15%N = 15%.3000 = 450 (Nu)
G = X = 35%N = 35%. 3000 = 1050 (Nu)
Nếu gen nhân đôi 4 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là:
A = T = (24- 1). 450 = 6750 (Nu)
G = X = (24- 1). 1050 = 15750 (Nu)
Số liên kết hiđrô bị phá: (24 – 1).4050 = 60750 (liên kết)
c. Số ADN con tạo ra sau 4 lần nhân đôi: 24 = 16 ADN
Số Ribônuclêôtit của 1 phân tử ARN: 3000:2 = 1500 (RN)
Suy ra số lần sao mã của mỗi ADN con là: 48000: (1500.16) = 2 (lần)
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: