Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Nam Hà

TRƯỜNG THCS NAM HÀ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2020-2021

 

Câu 1: (4.0 điểm): Đọc đoạn văn sau:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương ...".

(Nam Cao, Lão Hạc)

Từ tâm sự của nhân vật ông giáo thể hiện qua đoạn văn trên, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương đối với mỗi con người trong cuộc sống?

Câu 2: (6.0 điểm): Phân tích hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ: "Ngắm trăng" (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh và "Khi con tu hú" của Tố Hữu?

GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

a. Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn (đoạn văn) nghị luận đúng về hình thức, biết vận dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của bản thân.

b. Về kiến thức: Cần đảm bảo một số ý:

- Mở bài: Học sinh đưa dẫn vấn đề từ câu nói của nhà văn Nam Cao trong truyện Lão Hạc để khẳng định tình yêu thương rất cần trong cuộc sống.

- Thân bài:

+ Giải thích: Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người. Đó là sự sẻ chia, thông cảm, đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau... trong cuộc sống.

+ Vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

+ Bàn luận (mở rộng).

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: Sống yêu thương, trân trọng tình yêu thương của người khác dành cho mình và cũng cần biết san sẻ tình yêu thương với mọi người.

- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: tình yêu thương là thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.

Câu 2: 

a. Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài nghị luận văn học đúng về hình thức, biết vận dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của bản thân.

b. Về kiến thức: Cần đảm bảo một số ý:

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

+ Đưa dẫn nội dung phân tích: Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng.

- Thân bài:

+ Luận điểm 1: Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết:

  • Cảm nhận bức tranh thiên nhiên đặc sắc về mùa hè trong cảnh tù đày, giam hãm.
  • Cảm nhận không gian đêm trăng sáng giữa chốn lao tù.

+ Luận điểm 2: Lòng yêu nước, sự khao khát tự do mãnh liệt:

  • Tâm trạng ngột ngạt, u uất; lòng khao khát tự do, muốn phá tan căn phòng giam chật hẹp, tù túng trở về với tự do, với cuộc sống, về với hoạt động cách mạng còn đang dang dở (Khi con tu hú).
  • Cuộc vượt ngục bằng tinh thần, thoát ra khỏi chốn nhà lao tối tăm, chật chội để được thả hồn vào thiên nhiên thơ mộng, làm bạn với vầng trăng, với thiên nhiên (Ngắm trăng).

+ Luận điểm 3: Chất chiến sĩ hòa cùng chất thi sĩ:

  • Hồ Chí Minh cảm nhận tất cả vẻ đẹp thanh cao của trăng như các thi nhân xưa.
  • Hình ảnh một chàng trai trẻ sôi nổi, một thi nhân với tâm hồn nhạy cảm, khát vọng tự do qua bức tranh mùa hè tưởng tượng sinh động, sống động, rực rỡ sắc màu, hình ảnh.

+ Đánh giá:

  • Cả 2 bài thơ đều là những sáng tác của các chiến sĩ cách mạng, ra đời trong hoàn cảnh tù đày khổ ải.
  • Chất chiến sĩ hòa với chất thi sĩ, chất thơ hòa với chất thép.

+ Liên hệ mở rộng.

- Kết bài:

+ Khẳng định lại nội dung phân tích.

+ Bày tỏ suy nghĩ của bản thân sau khi học xong tác phẩm.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Nam Hà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?