Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Phòng GD & ĐT huyện Bù Đốp có đáp án

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN BÙ ĐỐP

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 9

THỜI GIAN: 150 PHÚT

Câu 1. (4,0 điểm)

1/ Chọn 10 chất rắn khác nhau mà khi cho 10 chất đó lần lượt tác dụng với dung dịch HCl có 10 chất khí khác nhau thoát ra. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.

2/ Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo thu gọn) thực hiện các biến hóa theo sơ đồ sau:           

Câu 2. (4,0 điểm)

1/ Biết axit lactic có công thức là:    

Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho axit lactic lần lượt tác dụng với:

            a. Na dư.                                 b. CH3COOH.                        c. Dung dịch Ba(OH)2.

            d. Dung dịch NaHCO3 vừa đủ, cô cạn lấy chất rắn, cho chất rắn tác dụng với vôi tôi xút nung nóng.

2/ Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn: A tác dụng với B thì có kết tủa BaSO4, B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện, A tác dụng với C thì có khí CO2 thoát ra. Tìm A, B, C và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 3. (4,0 điểm)

1/ Chia 80 (g) hỗn hợp X gồm sắt và một oxit của sắt thành hai phần bằng nhau:

Hoà tan hết phần I vào 400 (g) dung dịch HCl 16,425% được dung dịch A và 6,72 lít khí H2 (đktc). Thêm 60,6 (g) nước vào A được dung dịch B, nồng độ % của HCl dư trong B là 2,92%.

a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và xác định công thức của oxit sắt.

b. Cho phần II tác dụng vừa hết với H2SO4 đặc nóng rồi pha loãng dung dịch sau phản ứng bằng nước, ta thu được dung dịch E chỉ chứa Fe2(SO4)3. Cho 10,8 (g) bột Mg vào 300 ml  dung dịch E khuấy kĩ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,6 (g) chất rắn C và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m (g) chất rắn F (trong điều kiện thí nghiệm BaSO4 không bị phân huỷ). Tính CM của dung dịch E và giá trị m.

2/ Chia 26,32 gam hỗn hợp A gồm Fe, Mg, Al2O3 và oxit của kim loại X có hóa trị 2 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được 0,22 mol H2. Phần 2 tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), trong đó thể tích NO do Fe sinh ra bằng 1,25 lần do Mg sinh ra. Nếu hòa tan hết lượng oxit có trong mỗi phần phải dùng vừa hết 50 ml dung dịch NaOH 2M. Biết lấy m gam Mg và m gam X cho tác dụng với dung dịch H­2SO4 loãng dư thì thể tích khí H2 do Mg sinh ra lớn hơn 2,5 lần do X sinh ra. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, xác định X và tính số mol mỗi chất trong mỗi phần.

Câu 4. (4,0 điểm)

1/ Dung dịch X và Y chứa HCl với nồng độ mol tương ứng là C1, C2 (M), trong đó C1 > C2. Trộn 150 ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y được dung dịch Z. Để trung hòa 1/10 dung dịch Z cần 10ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,25M. Mặt khác lấy V1 lít dung dịch X chứa 0,05 mol HCl trộn với V2 lít dung dịch Y chứa 0,15 mol axit được 1,1 lít dung dịch. Hãy xác định C1, C2, V1, V2.

2/ Nung a gam một hiđroxit của kim loại R trong không khí đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm đi 9 lần, đồng thời thu được một oxit kim loại. Hòa tan hoàn toàn lượng oxit trên bằng 330ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính a, m, biết lượng axit đã lấy dư 10% so với lượng cần thiết để phản ứng với oxit.

Câu 5. (4,0 điểm)

1/ Cho kim loại Na dư vào hỗn hợp T gồm etanol và glixerol, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng khí thoát ra bằng 2,5% khối lượng hỗn hợp T. Xác định thành phần % khối lượng mỗi chất trong T.

2/ Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit CxHyCOOH và rượu CnH2n+1OH. Sau phản ứng tách lấy hỗn hợp X chỉ gồm este, axit và rượu. Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp X, thu được 12,768 lít khí CO2 (đktc) và 8,28 gam H2O. Nếu cũng cho hỗn hợp X như trên thì tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 3,84 gam rượu. Hóa hơi hoàn toàn lượng rượu này thì thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 3,36 gam N2 (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).

            Viết các phương trình phản ứng, xác định công thức este và tính hiệu suất phản ứng este hóa.

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1:

1/

-Các chất rắn có thể chọn lần lượt là:

Zn; FeS; Na2SO3; CaCO3; MnO2; CaC2; Al4C3; Na2O2; Mg3N2; Zn3P2

-Các khí điều chế lần lượt là: H2 ; H2S ; SO2 ; CO2 ; Cl2 ; C2H2 ; CH4 ; O2 ; NH3 ; PH3

-Các ptpư: 1/ Zn + 2HCl     →    ZnCl2 + H2

                  2/ FeS + 2HCl       →        FeCl2 + H2S

                  3/ Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O

                  4/ CaCO3 + 2HCl  → CaCl2 + CO2 + H2O

                  5/ MnO2 + 4HCl đặc     \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)     MnCl2 + Cl2 + 2H2O

                  6/ CaC2 + 2HCl          →   CaCl2 + C2H2

                  7/ Al4C3 + 12HCl     →    4AlCl3 + 3CH4

                  8/ 2Na2O2 + 4HCl     →    4NaCl + O2 + 2H2O

                  9/ Mg3N2 + 6HCl     →     3MgCl2 + 2NH3

                  10/  Zn3P2 + 6HCl     →    3ZnCl2 + 2PH3

2/Các ptpư:

HC CH + H2  \(\xrightarrow{{{t^o},P{\text{d}}}}\)  H2C = CH2     (1)

H2C = CH2   + H2   \(\xrightarrow{{{t^o},Ni}}\) H3C – CH3    (2)

HC CH + HCl    \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2C = CHCl     (3)

 n(H2C = CHCl)  \(\xrightarrow{{{t^o},xt}}\) [H2C - CHCl]n    (4)

H2C = CH2 + Cl2 →ClH2C – CH2Cl     (5)

 H2C = CHCl + HCl   \(\xrightarrow{{{t^o},xt}}\)ClH2C – CH2Cl    (6) 

H3C – CH3   + Cl2  \(\xrightarrow{{as}}\)  CH3 – CH2Cl + HCl    (7)

H2C = CH2  + HCl →  CH3 – CH2Cl   (8)

Câu 2:

1/ a) CH3CH(OH)-COOH + 2Na → CH3CH(ONa)-COONa + H2

b)  CH3CH(OH)-COOH + CH3COOH \(\overset {{H_2}S{O_4}{\text{ dac}}{\text{,}}{{\text{t}}^0}} \leftrightarrows \) CH3CH(OOC-CH3)-COOH + H2O

c) 2CH3CH(OH)-COOH + Ba(OH)2 → [CH3CH(OH)-COOH]2Ba + 2H2O

d) CH3CH(OH)-COOH + NaHCO3 → CH3CH(OH)-COONa +CO2 + H2O

 CH3CH(OH)-COONa + NaOH  \(\xrightarrow{{CaO,{t^0}}}\)CH3CH2OH + Na2CO3

2/ Do A tác dụng với B thì có kết tủa BaSO4, B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện, A tác dụng với C thì có khí thoát ra

  A: H2SO4 hoặc NaHSO­, B: BaCl2, C: Na2CO3

NaHSO­4 + BaCl2  BaSO4 + NaCl + HCl

BaCl2 + Na2CO3  BaCO3 + 2NaCl

2NaHSO4 + Na2CO­3  2Na2SO­4 + CO2 + H2O

Câu 3:

1/

Đặt công thức của oxit sắt là FexOy

Các phương trình hoá học:

            Fe + 2HCl  →    FeCl2 + H2      (1)

            FexOy + 2yHCl   → xFeCl2 + yH2O   (2)                  

nHCl ban đầu \(= \frac{{400.16,425}}{{100.36,5}} = 1,8\) (mol);  \({n_{{H_2}}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3\) (mol)

mddB = 400 + 40 – 0,3.2 + 60,6 = 500 (g)

 nHCl \(= \frac{{2,92.500}}{{100.36,5}} = 0,4\) (mol).

 nHCl đã phản ứng ở (1) và (2) = 1,8 – 0,4 = 1,4  (mol)

Từ (1): nHCl = 2nH2 = 2.0,3 = 0,6 (mol)

Từ (1): nFe = nH2 = 0,3 (mol) mFe = 0,3.56 = 16,8 (g)

= 40 – 16,8 = 23,2 (g)

 nHCl ở (2) = 1,4 – 0,6 = 0,8 (mol)

Từ (2): \({n_{F{e_x}{O_y}}} = \frac{1}{{2y}}.0,8 = \frac{{0,4}}{y}\)

ta có: \(\frac{{0,4}}{y}(56x + 16y) = 23,2 \to \frac{x}{y} = \frac{3}{4}\)

Vậy công thức của FexOy là Fe3O4

Các pthh:

            2Fe + 6H2SO           →        Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O   (1)

            2Fe3O4 + 10H2SO       →         3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O  (2)

            Fe2(SO4)3 + 3Mg         →        2Fe + 3MgSO4    (3)

Có thể: Fe + Fe2(SO4)3           →        3FeSO4     (4)

            Ba(ỌH)2 + MgSO4     →        BaSO4 + Mg(OH)2    (5)

Có thể: Ba(OH)2 + FeSO4      →        BaSO4 + Fe(OH)2       (6)

            Mg(OH)2         →        MgO + H2O      (7)

Có thể: Fe(OH)2   \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)     FeO + H2O    (8)

hoặc:    4Fe(OH)2 + O2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 + 4H2O   (9)

 

---Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của đề thi các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Phòng GD & ĐT huyện Bù Đốp có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?