Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 Trường THCS Nhuế Dương

PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU

TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HK II

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Sinh - Lớp 9

Thời gian: 45 phút 

 

I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

1. Hãy chọn đáp án đúng nhất ghi vào bài làm: (1đ)

     Câu 1:Phép lai nào sau tạo ra cơ thể ưu thế lai AaBbCcDd

          a. aaBBccdd x AabbCcDd                                            b. AAbbCCdd  x  aaBBccDD

          c. AABBccdd  x  aaBBCCDD                                         d. AaBbccDd  x  AABbCcdd

     Câu 2: Mùa hè ruồi, muỗi phát triển nhiều chủ yếu là do:

          a. Di cư                                                                   b. Thức ăn nhiều

          c. Ánh sáng mạnh                                                 d. Khí hậu nóng, ẩm

     Câu 3: . Các đặc điểm hình thái của cây ưa bóng là:

          a. Cây nhỏ, mọc dưới tán cây to, nơi có ánh sáng yếu          b. Lá to xếp ngang, màu lá sẫm

          c. Cây mọc nơi quang đãng, thân cao                                       d. Màu lá xanh nhạt, lá nhỏ xếp xiên

     Câu 4: Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là:

          a. Phá hủy thảm thực vật từ đó gây nhiều hậu quả xấu đến môi trường

          b. Thải các chất từ sinh hoạt hàng ngày  

          c. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái nhiều vùng

          d. Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã   

   2. Hãy ghép các thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp. (1,0đ)

Cột A: Các ví dụ

Cột B: Tên  mối quan hệ

1. Tảo và nấm tạo nên địa y

2. Cáo và gà

3. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa

4. Rận và bét sống bám trên da trâu, bò

  1. Cạnh tranh
  2. Hội sinh
  3. Cộng sinh
  4. Kí sinh, nửa kí sinh
  5. Sinh vật ăn sinh vật khác
 

   II.  TỰ LUẬN: (8,0đ)

Câu 1: (1.0 điểm) Thế nào là cân bằng sinh học trong quần xã? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học?

Câu 2: (2.0 điểm) Tại sao cần sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên? Cần sử dụng tài nguyên nước như thế nào ?

Câu 3:(2 điểm) Cho các sinh vật: cỏ, cào cào, mèo rừng, nai, báo, thỏ, vi sinh vật, chim sâu cùng sống trong một khu rừng

     a. Hãy thành lập một lưới thức ăn từ các sinh vật trên.

     b. Chỉ ra các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn trên

Câu 4:(3 điểm) Trong bài thực hành : “Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương”, nhóm I được phân công quan sát khu vực đầm đội 8 và Bến đò Vườn chuối. Qua quan sát các bạn nhận thấy trên đường đi có nhiều gạch ngói vụn của nhà đang xây đổ ra sườn đê, khắp nơi con đường dẫn ra cánh đồng có rất nhiều rác, dưới mương nước có một vài túi nilon nổi lềnh bềnh, cạnh đó có mấy con chuột, vật nuôi chết ruồi nhặng bâu vào. Phía xa bên sông còn có một số lò gạch đang nhả khói đen mù mịt. Rẽ qua phía cánh đồng lúa các bạn thấy rất nhiều chai, lọ và bao bì thuốc diệt rầy, trừ sâu vương vãi trên mặt đất

a. Kể tên những tác nhân đã gây ô nhiễm  trong khu vực nhóm I  đã quan sát, mỗi tác nhân nêu rõ gồm những thành phần gây ô nhiễm  nào?

b. Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm môi trường là gì?

 

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

 

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0đ).

A. Hãyđiền đáp án đúng vào bảng đáp án ( 2.0 đ) Mỗi câu chọn đúng 0,25 đ

Câu

1

2

3

4

Đáp án

b

d

a

d

 

C. Ghép các câu ở cột A với cột B sao cho phù hợp:

Mỗi câu ghép đúng: 0,25 đ: 1 + c,   2 + e,   3+ a,    4 + d

II. TỰ LUẬN: (5,0đ).

Câu 1: ( 1 đ)

Cân bằng sinh học:Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở  mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã (0,5 đ)

Ví dụ: Năm nay thời tiết thuận lợi được mùa lúa, ngô,vì thế chuột phát triển và sinh sản mạnh => số lượng chim cú mèo ăn chuột  tăng theo, khi số lượng chim cú mèo ăn chuột tăng lên nhiều => số lượng chuột lại giảm xuống  (0,5 đ)

 Câu 2:  ( 1 đ)

Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.  (0,5)

Hiện nay một phần lớn tài nguyên rừng đã bị khai thác kiệt quệ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đồi trọc tăng  (0,25)

Cần kết hợp khai thác có mức độ với bảo vệ và trồng rừng, lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…(0,25)

Câu 3: (1,5 đ)

a. Lập lưới thức ăn(0,75 đ)

b. Các thành phần sinh vật: Sinh vật sản xuất : cỏ   (0,25 đ)

Sinh vật tiêu thụ: cào cào, thỏ, nai, chim sâu, mèo rừng, báo  (0,25 đ)

 Sinh vật phân giải : vi sinh vật  (0,25 đ)

Câu 4: (1,5 đ)

a. Khu vực quan sát đang gặp phải các tác nhân gây ô nhiễm   

  • Ô nhiễm do các chất thải rắn: gạch ngói vụn, tro bếp, rác, túi nilon.   (0,25 đ)
  • Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp: khói đen từ lò gạch ngói (0,25 đ)
  • Ô nhiễm do sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật: chai lọ và bao bì thuốc sâu (0,25 đ)
  • Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: chuột, vật nuôi chết, ruồi nhặn (0,25 đ)

b. Hiện nay việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và kích thích tăng trưởng cây trồng trở thành phổ biến trong trồng trọt, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.(0,25đ)

=> Hạn chế  sử dụng  thuốc bảo vệ thực vật, dùng đúng liều lượng, đúng cách, chú trọng sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn, sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại cây trồng  (0,25 đ)

Trên đây là đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 9 có đáp án của trường THCS Nhuế Dương trong Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 9. Để xem toàn bộ nội dung các đề kiểm tra của các trường khác các em vui lòng đăng nhập vào trang  Chúng tôi để tải về máy tính. Hy vọng đề này giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt hơn cho kỳ thi kiểm tra học ki 2. 

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan như:

Chúc các em ôn tập và thi thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?