Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 Trường THPT Nguyễn Huệ năm học 2018 - 2019

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG                              KỲ THI HẾT HỌC KỲ I

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ                                                 NĂM HỌC 2018 – 2019

                                                                                                           Môn: TOÁN 10

                                                                                                Thời gian làm bài: 90 phút

 

 

ĐỀ SỐ 02

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)

Câu 1. Cho hàm số \(y = \frac{3}{2}x - 2\) có đồ thị là (d). Điểm nào dưới đây thuộc đồ thi (d) của hàm số?

A. \(M(0; - 2)\).                   B. \(N(2; - 1)\) .                        C. \(P(4; - 2)\).                    D. \(Q\left( {\frac{3}{2}; - 2} \right).\)

Câu 2. Parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị bên dưới. Tọa độ đỉnh của Parabol:

A. \(I(2;3)\) .                           B. \(I(3;1)\) .                        C. \(I(4;3)\) .                   D. \((0;0)\) .

Câu 3. Cho hàm số y = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Khẳng định nào sau đây là sai?

A.  Đồ thị hàm số là một đường cong Parabol.                             

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \frac{b}{{2a}}; + \infty } \right)\) khi \(a>0\).

C. Đồ thị hàm số nhận đỉnh \(I\left( { - \frac{b}{{2a}};\frac{\Delta }{{4a}}} \right)\).      

D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - \frac{b}{{2a}}} \right)\) khi \(a<0\).

Câu 4. Cho Parabol \(y = {x^2} - 1\) có đồ thị (P). Tìm tọa độ giao điểm của (P) với trục hoành.

A. \(M( - 1;1).\)    B. \(M( - 1;0),N\left( {1;0} \right).\)      C. \(M(0; - 1),N\left( {0;1} \right).\)      D. \(M( - 1;1),N\left( {1; - 1} \right).\)

Câu 5. Cho hàm số \(y = \frac{{3x + 1}}{{{x^2} - 1}}\) có tập xác định là

A. \(D=R\).           B.\(D = \left( {1; + \infty } \right).\)            C. \(D = R\backslash \left\{ { - 1} \right\}.\)               D.   \(D = R\backslash {\rm{\{ }} \pm {\rm{1}}\} \)

Câu 6. Điều kiện xác định của phương trình \(\sqrt {2 - x}  + \sqrt {5 + x}  = 1\) là

A. \(x \in \, (–5;2)\)         B. \(x \in \left[ {2; + \infty } \right)\)         C. \(x \in  [–5;2]\)            D. \(x \in R\backslash \left\{ { - 5;2} \right\}\)

Câu 7. Gọi \(x_1, x_2\) là 2 nghiệm của phương trình: \({x^2} - 5x + 2 = 0\). Khi đó

A.  \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1}.{x_2} =  - 2\\
{x_1} + {x_2} = \frac{5}{2}
\end{array} \right.\)         B.   \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1}.{x_2} = \frac{{5 - \sqrt {17} }}{2}\\
{x_1} + {x_2} =  - 5
\end{array} \right.\)       C.  \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1}.{x_2} = 2\\
{x_1} + {x_2} = 5
\end{array} \right.\)          D. \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1}.{x_2} = 5.\\
{x_1} + {x_2} = 2
\end{array} \right.\)

Câu 8. Tìm tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} + 3}  = \sqrt {{x^2} - 3} .\)

A. \(S = \emptyset .\)                            B.  \(S = R.\)                      C. \(S = \left\{ { - 1;1} \right\}.\)              D. \(S = \left\{ 1 \right\}.\)

Câu 9. Tập nghiệm của phương trình: \(3{x^4} + 2{x^2} - 5 = 0\) là:

A. \(S = \left\{ { - 2;2} \right\}.\)               B. \(S = \left\{ { - 1;1} \right\}.\)                   C.  \(S = \emptyset .\)           D. \(S = \left\{ { - \frac{5}{3};1} \right\}.\)

Câu 10. Số nghiệm của phương trình: \(\left| {2x + 1} \right| = 2\) là

A. 2.                                     B. 0.                                 C. 3.                                 D. 1.

Câu 11. Tập nghiệm hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}
x - 2y + z = 2\\
x + 2y + 3z =  - 4\\
x - 3y + 2z =  - 11
\end{array} \right.\)

 A. \((x;y;z) = \left( { - \frac{{55}}{3}; - \frac{{10}}{3};\frac{{29}}{3}} \right).\)                 B. \((x;y;z) = ( - 3; - 2; - 2).\)

C. \((x;y;z) = (55;10; - 29).\)                     D. \((x;y;z) = \left( {\frac{{55}}{3};\frac{{10}}{3}; - \frac{{29}}{3}} \right).\)

Câu 12. Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
 - 7x + 3y =  - 3\\
5x - 2y = 4
\end{array} \right..\) Khẳng định nào sau là đúng?

A. Hệ phương trình có nghiệm: \((x;y) = (13;6).\)

B. Hệ phương trình có nghiệm: \((x;y) = ( - 6; - 13).\)

C. Hệ có 2 nghiệm \(x = 6;y = 13\) .

D. Hệ có nghiệm duy nhất: \((x;y) = (6;13).\)

Câu 13. Mệnh đề nào sau đây sai ?

A. Hai vectơ có độ dài bằng nhau thì bằng nhau.

B. Hai vectơ được gọi là đối nhau nếu chúng ngược hướng và cùng độ dài.

C. Hai vectơ đối nhau thì có độ dài bằng nhau.

D. Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.

----Để xem tiếp nội dung vui lòng xem online hoặc tải về----

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi học kỳ 1 môn Toán lớp 10 Trường THPT Nguyễn Huệ năm học 2018 - 2019. Để xem chi tiết nội dung đề thi, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 Trường THCS & THPT M.V. LÔMÔNÔXỐP năm học 2018 - 2019 có đáp án chi tiết

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?