Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Phòng GD&ĐT Huyện Thanh Miện

  PHÒNG GIÁO & ĐÀO TẠO                                     ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

      HUYỆN THANH MIỆN                                                Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 8 

 

Phần I. Đọc hiểu. (3đ)

Đọc kĩ đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nên chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”

(SGK Ngữ văn 8, tập 2, tr 76)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản? tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính?

Câu 2. Tìm câu phủ định trong đoạn văn? Chức năng của câu phủ định đó?

Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả có bàn đến mục đích chân chính của việc học. Em hiểu mụ đích đó là gì?

II. Tập làm văn. (7đ)

Câu 1. (2đ). Viết đoạn văn triển khai luận điểm sau: “Trong cuộc sống của mỗi người, tình bạn vô cùng quan trọng”

Câu 2. (5đ). Chứng minh rằng: “Khi con tu hú” (Tố Hữu) thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do, mãnh liệt của người tù cách mạng.

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

  • Văn bản: Bàn luận về phép học. 0,25đ
  • Tác giả: Nguyễn Thiếp. 0,25đ
  • Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5đ

Câu 2. (1đ)

  • Câu phủ định.
    • Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo. 0,25đ
    • Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. 0,25đ
  • Chức năng: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc (phủ định miêu tả). 0,5đ

Câu 3. (1đ)

  • Mục đích chân chính của việc học là để biết rõ đạo (đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người.) 0,5đ
  • Đạo bao gồm cả đạo đứcvà kiến thức, bởi có kiến thức thì mới hành đạo được. 0,25đ

→ Đạo đức và kiến thức là hai yếu tố vốn gắn bó khăng khít với nhau trong việc học mà người xưa thường thâu tóm trong một chữ “Đạo”. 0,25đ

II. Phần tập làm văn. (7đ)

Câu 1.

  • Bài viết đảm bảo đúng hình thức là một đoạn văn nghị luận. (0,25đ)
  • Xác định đúng vấn đề, triển khai luận điểm: trong cuộc sống của mỗi người, tình bạn vô cùng quan trọng. (0,25đ)
  • Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn diễn dịch hay quy nạp theo những ý sau:
    • Tình bạn là một thứ tình cảm đẹp, được xây dựng trên cơ sở của sự chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng lẫn nhau. (0,5đ)
    • Bạn giúp ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Bạn cùng ta vững bước đi trên đường đời, tiếp cho ta nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống và trong học tập. (dẫn chứng khi chúng ta bị ốm, bạn chép bài giúp ta, ta chưa hiểu bài, bạn giảng bài cho ta. Khi ta mắc khuyết điểm, bạn chân thành góp ý, thẳng thắn phê bình, giúp ta trở thành người tốt...) (0,5đ)
    • Chúng ta cần sống chân thành, quý trọng tình bạn để tiến bộ trong học tập, cuộc sống ngày càng vui vẻ, có ý nghĩa hơn. (0,25đ)
  • Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, bài viết có sức thuyết phục, có suy nghĩ mới mẻ về những yêu cầu được đưa ra. (0,25đ)

Câu 2.

  • Hình thức: viết đúng thể loại văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy đủ, sát hợp. (0,25đ)
  • Lấy dẫn chứng trong văn bản “Khi con tu hú để làm sáng tỏ vấn đề: tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do mãnh liệt của người tù cách mạng. (0,25đ)
  • Triển khai hợp lí nội dung: học sinh biết vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm  để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. (4đ)
    • Mở bài.
      • Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta trong giai đoạn 1930-1945. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu được in trong tập “Từ ấy”
      • Khái quát nội dung tác phẩm: “Khi con tu hú” thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.
    • Thân bài. Lần lượt làm sáng tỏ các ý cơ bản như sau: (3đ)
      • Luận điểm 1: 6 câu đầu là bức tranh mùa hè yên bình, tươi đẹp. 1,5đ
        • Âm thanh:
          • Tiếng chim tu hú kêu.
          • Tiếng ve ngân.
          • Tiếng diều sáo vi vu trên trời.
          • Âm thanh báo hiệu hè sang như một bản nhạc sôi động đầu mùa.
        • Màu sắc:
          • Màu vàng của lúa chín, của bắp ngô.
          • Màu vàng hồng của nắng mới.
          • Màu xanh của bầu trời.
          • Gam màu tươi sáng, màu của sức sống đó là những màu tượng trưng cho sự tự do.
        • Hình ảnh, cánh đồng lúa chín trái cây bắt đầu chín => báo hiệu mùa hè, bước chuyển mình của thời xuân qua hạ.
        • Đường nét, diều sáo “lộn nhào” giữa nền trời xanh thẳm => cảnh vật, đường nét có đối lập, thể hiện sức sống.
        • Bức tranh mùa hè tươi đẹp, sinh động, đầy sức sống qua con mắt của tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải vô cùng tinh tế mới có thể cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời gian như vậy.
      • Luận điểm 2: 4 câu thơ tiếp là tâm trạng của người tù. (1đ)
        • Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết.
          • Động từ mạnh “đạp, ngột, chết uất”.
          • Một loạt từ cảm thán: “ôi, làm sao, thôi”.
          • Kết thúc bằng một câu cảm thán.
          • Nhịp thơ thay đổi 6/2,3/3.
        • → Tâm trạng lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên.
        • Tiếng chim tu hú được lặp lại hai lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic. Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình, độc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả.
      • Luận điểm 3: Thành công về nghệ thuật. (0,5đ)
        • Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển, phép tương phản đối lập.
        • Nhịp thơ thay đổi bất ngờ, diễn tả tâm trạng của tác giả.
        • Cảm xúc logic, giọng điệu thay đổi linh hoạt, khi vui tươi, hóm hỉnh khi uất ức, dồn nén.
    • Kết bài. (0,5đ)
      • Khái quát giá trị của tác phẩm: bài thơ chính là nỗi lòng sục sôi, khao khát tự do, độc lập của tác giả cũng như của tất cả người dân Việt Nam trong hoàn cảnh mất nước.
      • Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ tài năng, tinh tế với một tấm lòng mộc mạc, giản dị, luôn hướng đến cuộc sống của nhân dân và độc lập tự do dân tộc.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?