Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương

     PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN LẠC                           ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

      TRƯỜNG THCS ĐỒNG CƯƠNG                                     Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 6                                       

I. Trắc nghiệm: (2.0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất (mỗi câu đúng 0.25đ)

Câu 1: Thể kí thường không có yếu tố nào ?

A. Cốt truyện              B. Sự việc

C. Lời kể                    D. Nhân vật người kể chuyện

Câu 2: Trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” lí do nào khiến Bác không  ngủ được?

A. Bác có nhiều việc phải suy nghĩ

B. Trời lạnh quá mà lều tranh xơ xác

C. Bác vốn là người ít ngủ

D. Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai

Câu 3: Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt:

A. Miêu tả và tự sự              B. Tự sự và biểu cảm

C. Miêu tả và biểu cảm        D. Biểu cảm kết hợp tự sự miêu tả

Câu 4: Từ láy nào sau đây không phải là từ được dùng trực tiếp để tả dáng vẻ Lượm ?

A. Loắt choắt                        B. Xinh xinh

C. Thoăn thoắt                     D. Nghênh nghênh

Câu 5: Các phó từ: Vẫn, đều, còn, cũng... có ý nghĩa gì?

A. Chỉ sự cầu khiến                       B. Chỉ quan hệ thời gian

C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự          D. Chỉ kết quả

Câu 6: Nếu viết: “Cứ mỗi lần nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành” thì câu văn mắc phải lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ                            B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ       D. Thiếu thành phần phụ

Câu 7: Khi viết: “Những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ,...”, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh                             B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa                          D. Hoán dụ

Câu 8: Đâu là chủ ngữ trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”

A. Những cái vuốt                                      B. Những cái vuốt ở chân

C.   Những cái vuốt ở chân, ở khoeo        D. Cứng dần và nhọn hoắt

II. Tự luận: (8.0 điểm)

Câu 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu dưới đây và cho biết câu nào là câu trần thuật đơn? (gạch dưới và ghi cụ thể: CN, VN )

a. Sáng nay, trên sân trường lớp 6A đang lao động.

b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.

Câu 2: Chép thuộc lòng hai khổ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ.

Câu 3: Hãy tả lại cảnh bình minh trên quê hương em .

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. Trắc nghiệm : (2.0điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất (mỗi câu đúng 0.25đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A D D B C A C C

II. Tự luận: (8.0 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

a. Sáng nay, trên sân trường/ lớp 6A / đang lao động. (Câu trần thuật đơn)

                            TN                  CN            VN

b. Dáng tre / vươn mộc mạc, màu tre / tươi nhũn nhặn.

              CN                 VN                   CN                   VN

Câu 2: (1 điểm)

Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng

Niềm vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Câu 3: (6 điểm)

  • Dàn ý:
    • Mở bài:
      • Giới thiệu cảnh bình minh trên quê hương em.
    • Thân bài:
      • Tả cảnh bao quát:
        • Trời còn tối đất
        • Không khí mát mẻ, dễ chịu
      • Tả chi tiết:
        • Lúc mặt trời chưa mọc:
          • Tiếng gà gáy
          • Trời còn mờ mờ sáng
        • Lúc mặt trời nhô lên
          • Cảnh vât?
          • Con người?
        • Lúc trời sáng hẳn
          • Cảnh vật
          • Con người ra đồng, trẻ em đi học...
    • Kết bài:
      • Tình cảm và sự gắn bó của em với quê hương.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?