Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2018-2019, Phòng GD&ĐT Thăng Bình

      PHÒNG GD&ĐT THĂNG BÌNH                             ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                            Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 6

                

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Làm bài bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu mỗi câu trả lời mà em cho là đúng.

Đọc và trả lời các câu hỏi số 1 đến câu 6.

Câu 1. Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật dũng sĩ.                                     B.  Nhân vật bất hạnh.                                          

C. Nhân vật thông minh.                               D. Nhân vật ngốc nghếch.

Câu 2. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân vật Sơn Tinh luôn thắng Thủy Tinh, điều đó thể hiện được điều gì?

A. Giải thích hiện tượng mưa, gió, bão, lụt diễn ra hằng năm.

B. Ca ngợi công lao trị thủy dựng nước của thời đại vua Hùng.

C. Phản ánh sức mạnh và mơ ước chiến thắng thiên tai, bão lụt của nhân dân ta.

D. Vua Hùng muốn gả con gái cho Sơn Tinh hơn gả cho Thủy Tinh.

Câu 3. Ý nào không nói đến sự ra đời khác thường của Thạch Sanh?

A. Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.

B. Là con của một gia đình nông dân tốt bụng.

C. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh.

D. Được thiên thần dạy võ nghệ và các phép thần thông.

Câu 4. Sự việc nào không có trong truyện “Em bé thông minh”?

A. Em bé giải câu đố của nhà vua.                     B. Em bé giải câu đố của viên quan.

C. Em bé giải câu đố của dân làng.                    D. Em bé giải câu đố của sứ giả.

Câu 5. Ai là nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng?

A. Nhà vua.                B. Bà mẹ.                   C. Thánh Gióng.                D. Sứ giả.

Câu 6. Chọn một trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống trong câu sau cho đúng.

.........: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.

A Học hỏi.            B. Học lỏm.                C. Học tập.                D. Học hành

Đọc văn bản sau và trả lời từ câu hỏi 7 đến câu 12.

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

      Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu kia chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

      Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

      Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

 (Ngữ văn 6 tập I)

Câu 7. “Một năm nọ” là cụm từ gì?

A. Tính từ.          B. Động từ.            C. Danh từ.        D. Không phải 3 loại cụm từ trên.

Câu 8. Câu: “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.” có mấy từ láy?

A. 4                        B. 3                          C. 2                      D. 1

Câu 9. Văn bản ấy được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự.                   B. Miêu tả.                  C. Biểu cảm.                 D. Nghị luận.

Câu 10. Câu chuyện khuyên người đọc điều gì?

A. Phải biết yêu thương những người xung quanh.

B. Phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.

C. Không nên rời bỏ hoàn cảnh, điều kiện sống của mình.

D. Cần lựa chọn hoàn cảnh, điều kiện sống thích hợp.

Câu 11. Văn bản trên thuộc loại truyện nào?

A. Truyện cổ tích.        B. Truyện ngụ ngôn.         C. Truyện truyền thuyết.        D. Truyện cười.

Câu 12. Hình tượng Ếch là:

A. Nhân vật cổ tích.    B. Nhân vật thật.     C. Nhân vật ngụ ngôn.       D. Nhân vật ảo.

II. Phần tự luận: (7,0 điểm)

Vào lớp 6, em đã quen thân với một người bạn mới. Hãy kể về người ấy.

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A C B C C D C D A B B C

II. Phần tự luận (7,0 điểm).

Bài làm của HS cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:

  • Về hình thức:
    • Trình bày sạch sẽ.
    • Chữ viết rõ ràng.
  • Về kĩ năng:
    • Xác định đúng kiểu bài tự sự.
    • Có các kĩ năng làm văn tự sự nói chung (Xây dựng nhân vật, tình tiết, diễn đạt, dùng từ, chính tả…)
    • Biết chọn sự việc tiêu biểu để kể.
    • Chuyện phải chặt chẽ, có tính hấp dẫn, giàu cảm xúc.
    • Kết cấu rõ ràng, hợp lí.
    • Bài làm có đầy đủ 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
  • Về nội dung:          
    • Phần mở bài: Giới thiệu về đối tượng được kể (1,5 điểm)
      • Giới thiệu chung về người bạn.
    • Phần thân bài: Kể cụ thể về người bạn. (4,0 điểm)
      • Hoàn cảnh quen thân với người bạn.
      • Kể và tả về người bạn (hình dáng, tính tình, sở thích...).
      • Những kỷ niệm giữa em và người bạn.
      • Những suy nghĩ về tình bạn.
    • Phần kết bài: Suy nghĩ về người bạn.(1,5 điểm)
      • Nêu tình cảm, ý nghĩ đối với người bạn.
  • CHÚ Ý:
    • Học sinh có thể tổ chức bài làm dưới các hình thức khác nhưng phải đảm bảo các yêu cầu trên.
    • Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh.
    • Điểm lẻ cho từng phần và cả bài đến 0,25 điểm, làm tròn điểm theo quy chế.
    • Tùy vào mức độ làm bài của học sinh, thầy cô giáo đánh giá, ghi điểm hợp lí.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?