SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 10 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2018 - 2019 |
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Khối lượng Brom cần dùng để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 30 gam NaI là
A. 8 gam. B. 24 gam. C. 32 gam. D. 16 gam.
Câu 2: Nhóm chất nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. C, Mg(OH)2. B. Cu, Cu(OH)2. C. Fe, Fe(OH)3. D. S, Mg .
Câu 3: Nguyên tố nào sau đây chỉ có số oxi hoá –1 trong tất cả các hợp chất?
A. Flo. B. Brom. C. Iot. D. Clo.
Câu 4: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr.
Trong phản ứng trên, brom đóng vai trò
A. không là chất oxi hóa, không là chất khử. B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
C. chất oxi hóa. D. chất khử.
Câu 5: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Clo cho cùng một loại muối Clorua kim loại?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 6: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn. B. Khử trùng nước uống, khử mùi.
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. D. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.
Câu 7: Lưu huỳnh có bao nhiêu dạng thù hình?
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 8: Nung nóng hỗn hợp bột gồm 1,5 mol Fe và 1 mol S trong môi trường không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí Y. Thành phần của khí Y là
A. H2S. B. H2. C. H2S và H2. D. H2S và SO2.
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nồng độ. B. Áp suất. C. Nhiệt độ. D. Chất xúc tác.
Câu 10: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: 2SO2(khí) + O2(khí) ⇔ 2SO3(khí) rH = -198 kJ.
Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi
A. tăng nồng độ oxi. B. tăng nhiệt độ.
C. giảm nhiệt độ, giảm áp suất bình. D. giảm áp suất bình.
Câu 11: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.
Khí Cl2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hidroclorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) đựng dung dịch
A. H2SO4 đặc. B. NaOH. C. AgNO3. D. NaCl.
Câu 12: Clorua vôi là muối của một kim loại canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi thuộc loại muối
A. trung hoà. B. kép. C. axit. D. hỗn tạp.
Câu 13: Cho các chất tham gia phản ứng:
(1) S + F2
(2) SO2 + H2S
(3) SO2 + O2
(4) S + H2SO4(đặc,nóng)
(5) H2S + Cl2 (dư ) + H2O
Khi các điều kiện xúc tác và nhiệt độ có đủ, số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức số oxi hoá +6 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 14: Cho các phát biểu sau :
(1) Khả năng oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
(2) Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7.
(3) Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là np5ns2.
(4) Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br-, I- trong các dung dịch riêng biệt chỉ bằng dung dịch AgNO3.
(5) Clo được dùng để sát trùng nước sinh hoạt.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 15: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của hai kim loại. Thành phần % về số mol của Mg trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52,9%. B. 79,7%. C. 22,3%. D. 47,6%.
----(Để xem nội dung chi tiết phần tự luận của đề thi HK2 tỉnh Quảng Nam vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Trên đây là trích đoạn đề và đáp án thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2018 - 2019 của tỉnh Quảng Nam. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !