TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HK1 MÔN : GDCD 10 NĂM HỌC : 2018 - 2019 |
NỘI DUNG ÔN TẬP
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
- Khái niệm chất, khái niệm lượng, phân biệt sự khác nhau giữa chất và lượng
- Phân biệt chất theo quan niệm triết học với chất cách hiểu thông thường
- Lượng biến đổi trước, chất biến đổi sau, lượng biến đổi dần dần, chất biến đổi nhanh
- Chất mới ra đời bao hàm lượng mới tương ứng tạo nên sự thống nhất giữa chất và lượng
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
- Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của SVHT
- Chỉ ra sự khác nhau giữa PĐBC và PĐSH, lấy VD sự khác nhau đó
- Hai đặc điểm PĐBC: tính khách quan và tính kế thừa
- Khuynh hướng phát triển của SVHT là vận động đi lên,cái mới ra đời kế thừa, thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn.
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Phân biệt được nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính, lấy vd
- KN thực tiễn, sự khác nhau giữa thực tiễn và thực tế
- 4 vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
TRẮC NGHIỆM
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
Câu 1. Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ:
A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng
B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng
D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng
Câu 2. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?
A. Lượng
B. Chất
C. Độ
D. Điểm nút
Câu 3. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm
A. Lượng
B. Hợp chất
C. Chất
D. Độ
Câu 4. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó
A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra
B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật
C. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.
D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng
Câu 5. Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là
A. Độ và điểm nút
B. Điểm nút và bước nhảy
C. Chất và lượng
D. Bản chất và hiện tượng.
Câu 6. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau ntn?
A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng
B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm
C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh
D. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
Câu 7. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. Độ
B. Lượng
C. Bước nhảy
D. Điểm nút.
Câu 8. Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó
A. Các sự vật thay đổi
B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất
C. Lượng mới ra đời
D. Sự vật mới hình thành, phát triển.
Câu 9. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì
A. Sự vật thay đổi
B. Lượng mới hình thành
C. Chất mới ra đời
D. Sự vật phát triển
Câu 10. Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
A. Tăng lượng liên tục
B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép
C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút
D. Lượng biến đổi nhanh chóng
Câu 11. Khái niệm dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là
A. Bước nhảy
B. Chất
C. Lượng
D. Điểm nút
Câu 12. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. Độ
B. Lượng
C. Chất
D. Điểm nút
Câu 13. Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm
A. Một hình thức mới.
B. Một diện mạo mới tương ứng
C. Một lượng mới tương ứng
D. Một trình độ mới tương ứng.
Câu 14. Cách hiểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất là đúng? A. Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất
B. Lượng biến đổi dần dần đạt tới một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi
C. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ
D. Lượng biến đổi liên tục làm cho chất thay đổi
Câu 15. Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất
B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
C. Do sự phủ định biện chứng
D. Do sự vận động của vật chất
{-- xem tiếp nội dung Đề cương ôn tập thi HK1 môn GDCD 10 năm 2018 ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập thi HK1 môn GDCD 10 năm 2018. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
>>> Các em có thể tham khảo một số đề thi HK1 sau đây :
|