Đề thi HK1 môn Toán 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Hậu Lộc 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: TOÁN - LỚP: 10

(Thời gian làm bài 90 phút)

 

Mã đề thi 137

 

I.  PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm; gồm 30 câu)

Câu 1. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \({x^2} - 2x + m - 1 = 0\) có hai nghiệm trái dấu.

     A. \(m \le 2\).                     B. m < 2.                           C. m < 1.                        D. \(m \le 1\).

Câu 2. Cho hai tập hợp \(A = \left[ { - 2;3} \right)\) và \(B = \left[ {m;m + 5} \right)\). Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để \(A \cap B \ne \emptyset .\)

     A. \( - 2 < m \le 3.\)            B. \( - 7 < m < 3.\)                  C. \( - 7 < m \le  - 2.\)           D. \(- 2 \le m < 3.\)

Câu 3. Số nghiệm của phương trình \(x + \sqrt {x - 2}  - 1 = \sqrt {x - 2} \) là:

     A. 2                               B. 0                                      C. 3                                  D. 1

Câu 4. Cho hai hàm số \(f(x) = 3{x^2} + 2\,\) và \(g(x) = x - 2{x^3}\,.\) Khẳng định nào sau đây đúng

A. f(x) không là hàm số chẵn cũng không là hàm số lẻ; g(x) là hàm số lẻ.

B. f(x) là hàm số chẵn; g(x) không là hàm số chẵn cũng không là hàm số lẻ.

C. f(x) là hàm số chẵn; g(x) là hàm số lẻ.

D. f(x) là hàm số lẻ; g(x) là hàm số chẵn.

Câu 5. Cho hai tập hợp khác rỗng A = (m - 1;4] và B = (-2;2m + 2] với m thuộc R. Xác định m để $B \subset A\)

     A. \(( - \infty ;1{\rm{]}}\).                   B. \({\rm{( - }}\infty ;1)\)                            C. (-2;-1)                    D. (-2;- 1].

Câu 6. Cho phương trình \((x - 3)\sqrt {{x^2} + 4}  = {x^2} - 9{\rm{ }}\,(1).\) Một học sinh đã giải phương trình (1) theo các bước như sau:

Bước 1: Điều kiện xác định: \({x^2} + 4 \ge 0 \Leftrightarrow x \in R\)

Bước 2: Phân tích vế phải theo hằng đẳng thức:\((1) \Leftrightarrow (x - 3)\sqrt {{x^2} + 4}  = (x - 3\,)(x + 3)\)

Bước 3: Rút gọn hai vế cho biểu thức x - 3 ta được phương trình: \(\sqrt {{x^2} + 4}  = x + 3\)

Bước 4: Bình phương hai vế và giải phương trình:

\(\sqrt {{x^2} + 4}  = x + 3 \Rightarrow {x^2} + 4 = {x^2} + 6x + 9 \Rightarrow 6x =  - 5 \Rightarrow x =  - \frac{5}{6}\)

Thử lại vào phương trình, kết luận tập nghiệm \[S = \left\{ { - \frac{5}{6}} \right\}\).

Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

A. Học sinh trên giải sai từ Bước 2.

B. Học sinh trên giải sai từ Bước 3.

C. Bài giải của học sinh trên là chính xác.

D. Học sinh trên giải sai ở Bước 4.

Câu 7. Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

(1) Hai vec tơ bằng nhau thì cùng phương.

(2) Hai vec tơ ngược hướng có thể bằng nhau.

(3) Hai vec tơ cùng độ dài có thể bằng nhau.

(4) Hai vec tơ bằng nhau thì có độ dài bằng nhau.

     A. 3                               B. 2                                      C. 1                                  D. 4

Câu 8. Trong mặt phẳng Oxy, cho \(A\left( {m - 1;2} \right);B\left( {2;5 - 2m} \right);C\left( {m - 3;4} \right)\). Tìm m để A, B, C thẳng hàng.

     A. m = 3                      B. m = 1                             C. m = - 2                     D. m = 2

{-- xem tiếp nội dung Đề thi HK1 môn Toán 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Hậu Lộc 4​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Toán 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Hậu Lộc 4. Để xem toàn bộ nội dung đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng bộ đề cương này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?