SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT THANH MIỆN
Mã đề thi: 100 | ĐỀ KIÊM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: GDCD-LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 Phút |
Câu 1: Câu nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ thống nhất giữa chất và lượng.
A. Khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.
B. Khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới lớn hơn lượng ban đầu.
C. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng.
D. Khi chất mới ra đời lại quyết định một lượng mới tương ứng.
Câu 2: Trong Triết học, sự thay thế sự vật này bằng sự vật kia được gọi là gì?
A. Tồn tại.
B. Phủ định.
C. Vận động.
D. Mâu thuẫn.
Câu 3: Để tạo ra sự biến đổi về chất thì
A. nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một mức nhất
B. nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định.
C. nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng.
D. phải tạo ra sự biến đổi về lượng.
Câu 4: Sự biến đổi về lượng của sự vật và hiện tượng diễn ra như thế nào?
A. Sự biến đổi về lượng của sự vật và hiện tượng diễn ra một cách đột ngột.
B. Sự biến đổi về lượng của sự vật và hiện tượng diễn ra một cách nhanh chóng.
C. Sự biến đổi về lượng của sự vật và hiện tượng diễn ra một cách dần dần.
D. Sự biến đổi về lượng của sự vật và hiện tượng diễn ra một cách nhảy vọt.
Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện vai trò thực tiễn là động lực của nhận thức
A. Con vua thì lại làm vua
B. Cái khó ló cái khôn
C. Con hơn cha nhà có phúc
D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về lượng và chất
A. Sông có khúc, người có lúc.
B. Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.
C. Chín quá hóa nẫu.
D. Miệng ăn núi lở.
Câu 7: Trong những câu sau, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Chín quá hóa nẫu.
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
C. Góp gió thành bão.
D. Tích tiểu thành đại.
Câu 8: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường
A. Hợp tác, thương lượng.
B. Thỏa hiệp.
C. Hòa bình.
D. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 9: Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Cái răng cái tóc là vóc con người
B. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
D. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
Câu 10: Hành động lịch sử đầu tiên của con người là
A. Xây dựng nhà để ở
B. Trao đổi kinh nghiệm sản xuất
C. Giao lưu buôn bán
D. Sản xuất tư liệu cần thiết cho đời sống
Câu 11: Giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật và hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là
A. nhận thức.
B. nhận thức cảm tính.
C. nhận thức lí tính.
D. nhận thức nhân tính.
Câu 12: Dựa trên những tài liệu mà nhận thức cảm tình đem lại. bằng các thao tác của tư duy tìm ra bản chất , quy luật của sự vật ,hiện tượng .thuộc về giai đoạn nhận thức nào?
A. Giai đoạn cảm giác.
B. Giai đoạn nhận thức lý tính.
C. Giai đoạn nhận thức cảm tính.
D. Giai đoạn nhận thức khoa học.
Câu 13: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ .Điều này thể hiện đặc điểm nào của phủ định biện chứng.
A. Tính thời đại
B. Tính khách quan
C. Tính truyền thống
D. Tính kế thừa
Câu 14: Đặc điểm của phủ định biện chứng là
A. Cái mới ra đời xóa bỏ hoàn toàn cái cũ.
B. Cái mới ra đời hoàn toàn lặp lại cái cũ.
C. Cái mới ra đời khác biệt với cái cũ.
D. Cái mới ra đời có tính khách quan và kế thừa.
Câu 15: Luận điểm nào sau đây là sai theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
A. Mặt đối lập không nhất thiết phải gắn liền với sự vật.
B. Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm trái ngược nhau.
C. Mặt đối lập tồn tại khách quan trong sự vật, hiện tượng.
D. Mặt đối lập là vốn có của các sự vật, hiện tượng.
Câu 16: Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp con người
A. Có cuộc sống đầy đủ hơn
B. Hoàn thiện các giác quan
C. Phát triển tư duy
D. Tự sáng tạo ra lịch sử của mình
Câu 17: Sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng diễn ra như thế nào?
A. Sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng diễn ra một cách dần dần .
B. Sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng diễn ra một cách nhảy vọt.
C. Sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng diễn ra một cách nhanh chóng .
D. Sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng diễn ra một cách đột ngột.
Câu 18: Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là
A. phủ định biện chứng.
B. phủ nhận hoàn toàn .
C. phủ định siêu hình.
D. phủ nhận siêu hình.
Câu 19: Phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới là
A. phủ định sạch trơn.
B. phủ định siêu hình.
C. phủ định biện chứng.
D. phủ định khoa học.
Câu 20: Nhận thức cảm tính giúp con người nhận thức được những đặc điểm
A. cốt lõi của sự vật hiện tượng.
B. bên trong của sự vật hiện tượng.
C. bản chất của sự vật hiện tượng.
D. bên ngoài của sự vật hiện tượng.
{-- xem tiếp nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Thanh Miện ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Thanh Miện. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.