KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ Văn – LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm ( Mỗi câu đúng được 0.5đ)
Đề: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi:
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“ Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
1. Khổ thơ trên được trích ra từ bài thơ nào?
A. Sau phút chia li B. Qua đèo Ngang
C. Bạn đến chơi nhà D. Tiếng gà trưa
2. Ai là tác giả của khổ thơ ấy?
A. Xuân Quỳnh B. Đoàn Thị Điểm
C. Bà Huyện Thanh Quan D. Nguyễn Khuyến
3. Khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Tự do B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Song thất lục bát D. Năm tiếng
4. Nghệ thuật nổi bật nào được dùng trong ba câu thơ cuối của khổ thơ?
A. Nhân hóa B. So sánh C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ
5. Đâu là đại từ xuất hiện trong khổ thơ?
A. nhỏ B. ai C. gà D. gọi
6. Từ nào trái nghĩa với với từ “xa”?
A. Gần B. Nghe C. Dừng D. Gọi
PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1 (1đ): Chép thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
Câu 2 (1đ) Từ trái nghĩa là gì? Lấy hai ví dụ để chứng minh rằng: Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Câu 3 (5đ) Tập làm văn
Đề bài: Cảm nghĩ của em về một người thân( cha, mẹ, ông, bà, bạn, thầy, cô...)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3đ ) Mỗi câu đúng được 0.5đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | A | D | C | B | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7đ )
Câu 1: (1đ ) Học sinh chép đúng và đủ bài thơ được 1đ. Nếu chép đúng một câu thơ được 0.25đ.
Câu 2: (1đ)
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. ( 0.5đ)
- Lấy 2 ví dụ chứng minh được nhận định. (0.5đ)( Một ví dụ đúng được 0.25đ)
già- trẻ tươi- ươn
Ví dụ: Già Tươi
già- non tươi- khô
Câu 3: ( 5đ) Tập làm văn
Đề bài: Cảm nghĩ của em về một người thân( cha, mẹ, ông, bà, bạn, thầy, cô...)
* Yêu cầu chung:
- Bài viết phải đảm bảo đúng thể loại văn biểu cảm.
- Bố cục phải đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Cách hành văn mạch lạc, rõ ràng, bày tỏ được cảm nhận, tình cảm chân thành, sâu sắc, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
* Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài: Giới thiệu về người thân, tình cảm của em đối với người thân đó.
- Thân bài: Nêu cảm nghĩ:
+ Tái hiện hình ảnh của người thân, khắc họa vài nét về chân dung người thân. Từ đó trình bày suy nghĩ, tình yêu của em với người thân.
+ Kể lại một vài kỉ niệm sâu sắc giữa em với người thân( một lần em mắc lỗi, người thân chăm sóc, lo lắng cho em,...) để bày tỏ tình cảm( hối hận, biết ơn,...).
+ Người thân thương yêu, quan tâm em như thế nào? Em cảm thấy ra sao khi được che chở, chăm sóc, yêu thương?
+ Tưởng tượng, hình dung nếu một ngày vắng người thân, một ngày em phải xa người thân mãi mãi, lúc ấy em sẽ như thế nào?
+ Bản thân em phải làm gì để đáp lại công ơn to lớn đó?
- Kết bài: Nêu tình cảm, ước mong của em dành cho người thân.
* Biểu điểm:
Điểm 5:
- Bài văn đáp ứng được yêu cầu của đáp án.
- Hành văn mạch lạc, trôi chảy, văn giàu cảm xúc.
- Bố cục rõ ràng, hợp lí.
- Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
Điểm 3-4:
- Bài văn cơ bản đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của đáp án.
- Bố cục rõ ràng, hợp lí.
- Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
Điểm 1-2:
- Bài làm sơ sài, viết rời rạc, diễn đạt không rõ ý.
- Bố cục không rõ ràng.
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Điểm 0: Bài làm bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017, Trường THCS Trần Quốc Toản. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017, Trường THCS Trần Quốc Toản các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.