PHÒNG GD&ĐT KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018
HUYỆN NGHĨA HƯNG Môn: Ngữ Văn – LỚP 7
Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ “Tiếng gà trưa” được in ần đầu tiên trong tập thơ nào của Xuân Quỳnh?
A. Sân ga chiều em đi B. Gió Lào cát trắng
C. Tự hát D. Hoa dọc chiến hào
Câu 2. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân”?
A. Nhà văn B. Nhà thơ
C. Nhà báo D. Nghệ sĩ
Câu 3. Trong các từ sau (long lanh, dô đỏ, tiều phu, sơn hà) có mấy từ Hán Việt?
A. Một từ B. Hai từ
C. Ba từ D. Bốn từ
Câu 4. Trong các từ sau đây, từ nào không phải là từ láy?
A. Tươi tốt B. Trong trẻo
C. Đẹp đẽ D. Xinh xắn
Câu 5. Nhân vật chính trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là:
A. Thành B. Thủy
C. Cô giáo D. Thành và Thủy
Câu 6. Cặp từ nào sau đâu không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Sống – chết B. Nóng – lạnh
C. Lành – rách D. Cười – nói
Câu 7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?
A. Cảnh khuya B. Tiếng gà trưa
C. Hồi hương ngẫu thư D. Phò giá về kinh
Câu 8. Phần thân bài của một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có nội dung chính là gì?
A. Kể lại nội dung của tác phẩm văn học đó.
B. giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
C. Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
D. Nêu lên ấn tượng chung về tác phẩm văn học đó.
PHẦN II: Tự luận (8.0 điểm)
Câu 1. (3.5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)
a) Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ nào? (0.5 đ)
b) Từ “Rắn nát” trong bài thơ trên thuộc loại từ ghép nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ “rắn nát”? (1.5đ)
c) Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ gì đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến? (1.5đ)
Câu 2. (4.5đ)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
--------HẾT--------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
- Yêu cầu:
Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.
- Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | B | B | A | D | D | C | C |
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu | Yêu cầu về nội dung | Điểm |
Câu 1 (3,5 điểm) | * Học sinh trả lời được: a) Bài thơ "Bánh trôi nước" thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). (Nếu HS trả lời là thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt vẫn cho 0,5đ) b) Học sinh trả lời được: - Từ “Rắn nát" là từ ghép đẳng lập. - Vì từ này có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) - Nghĩa của từ "Rắn nát": rắn là cứng, nát là nhão. c) Bài thơ đã thể hiện thái độ của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến: + Trân trọng đối với vẻ xinh đẹp; phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung của người phụ nữ... + Cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của họ... * Nếu HS trả lời: + Trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ... (0,5đ) + Cảm thương thân phận người phụ nữ trong XH cũ... (0,5đ) | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,75 đ |
Câu 2 (4,5 điểm) | * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh làm đúng kiểu bài văn biểu cảm về TPVH - Biết kết hợp yếu tố miêu tả vào bài văn biểu cảm. - Có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt có cảm xúc. - Chữ viết cẩn thận rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể viết theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: a) Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm ... Bộc lộ cảm nghĩ của mình về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. * Cách cho điểm: + Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu + Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa tốt + Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn b) Thân bài: Học sinh trình bày được những cảm nghĩ của mình về cái hay, cái đẹp của bài thơ ... - Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên (Cảnh đêm trăng núi rừng Việt Bắc). + Nghệ thuật so sánh độc đáo "tiếng suối" với "tiếng hát" khiến tiếng suối vốn lạnh lẽo trở nên trong trẻo, ấm áp gần gũi với con người. Hình tượng thơ đẹp được kết tinh bởi một tâm hồn thơ nhạy cảm, phóng khoáng, tài hoa, một ngôn ngữ thơ giàu chất hội họa và gợi cảm, một cấu tứ thơ hết sức độc đáo, bất ngờ biểu hiện qua hình ảnh "Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa." - Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của Bác trong đêm trăng. + Trong đêm trăng núi rừng Việt Bắc đầy thơ mộng hữu tình, có một người đã không ngủ, không ngủ bởi đang dồn tâm trí cho mục đích cao cả, lớn lao "cứu dân, cứu nước". Người đang chèo lái con thuyền Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta lúc bấy giờ... "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà." + Qua hình tượng thơ đẹp, ta nhận ra một tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ nhạy cảm, tài hoa, một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước sâu nặng của Bác ... * Cách cho điểm: + Điểm 3,5: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu trên. + Điểm 2,25 - 3,25: Cơ bản cảm nhận được theo yêu cầu. + Điểm 1 - 2: Bài viết sơ sài, diễn đạt còn yếu. + Điểm 0: không làm hoặc làm sai hoàn toàn. c) Kết bài: - Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về bài thơ... * Cách cho điểm: + Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu. + Điểm 0,25: Có phần kết bài nhưng chưa tốt. + Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. |
0.5đ
1.5đ
1.5đ
0.5đ
0.5đ |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017, Phòng GD&ĐT Huyện Nghĩa Hưng. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017, Phòng GD&ĐT Huyện Nghĩa Hưng. các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.