Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017- Trường THCS Giao Thủy

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                     ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2017-2018

           GIAO THỦY                                                            Môn: Ngữ văn – Lớp: 9

         (Đề chính thức)                                                      (Thời gian làm bài: 90 phút)

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)

Em hãy viết chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng vào bài làm.

Câu 1: Trong đoan trích “Tức nước vỡ bờ” trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, tác giả miêu tả các nhân vật chủ yếu bằng cách

A. Giới thiệu, miêu tả về tính cách của nhân vật.

B. Để nhân vật tự bộc lộ tính cách thông qua ngôn ngữ, hành động, cử chỉ.

C. Để nhân vật này nhận xét về nhân vật kia.

D. Dùng ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật.

Câu 2:  Trợ từ là những từ

A. Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

B. Dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

C. Chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

D. Dùng để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

Câu 3: Trong các câu văn “Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…” trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, thán từ “Hỡi ơi”  có tác dụng

A. Bộc lộ thái độ ngạc nhiên.

B. Bộc lộ cảm xúc tức giận, đau đớn.

C. Bộc lộ cảm xúc hối hận.

D. Bộc lộ cảm xúc xót xa, thất vọng.

Câu 4: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả về biểu cảm có vai trò

A. Làm cho sự việc được kể sinh động, sâu sắc hơn.

B. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.

C. Làm cho sự việc được kể lên như thật.

D. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.

Câu 5: Các từ “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng về

A. Trạng thái tình cảm của con người.

B. Tính cách của con người.

C. Thái độ của con người.

D. Cảm xúc của con người.

Câu 6: Câu thơ “O du kích nhỏ giương cao súng/Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu” (Tố Hữu) có sử dụng số lượng từ địa phương là

A. Một từ.

B. Hai từ.

C. Ba từ.

D. Bốn từ.

Câu 7: Câu văn “Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại” (Khái Hưng) sử dụng phép tu từ

A. So sánh.

B. Hoán dụ.

C. Ẩn dụ.

D. Nhân hóa.

Câu 8: Từ nào sau đây không phải là từ tượng thanh?

A. Ha hả.

B. Ào ào

C. Xộc xệch.

D. Lộp bộp.

Phần II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Hãy nêu tên tác giả và xuất xứ của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

b. Vì sao chiếc lá cuối cùng trong trích đoạn cùng tên của Ô Hen-ri lại được coi là một kiệt tác?

c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về phần trích sau:

“Cô tôi chưa dứt câu, cổ hỏng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhau, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” (Trích “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng)

Câu 2: (5,0 điểm)

Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích.

 

  

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi giữa HK 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, THCS Giao Thủy. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, THCS Giao Thủy các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.

 

 

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?