Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Hàn Thuyên

                                                                                ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

TRƯỜNG THCS HÀN THUYÊN                                        Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 8 

 

Phần I. Trắc nghiệm (2.0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm:

Câu 1: Từ “Chính” trong câu: “Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước.” (Trong lòng mẹ ) thuộc từ loại nào dưới đây?

A. Thán từ                 B. Đại từ                    C. Trợ từ                    D. Tình thái từ

Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?

A. Chót vót                B. Khúc khuỷu          C. Non nước             D. Tầm tã

Câu 3: Các từ hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy thuộc trường từ vựng nào?

A. Chỉ cảm xúc của người              B. Chỉ hành động của người

C. Chỉ thái độ của người                 D. Chỉ tâm lí của người

Câu 4: Câu văn: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.” (Trong lòng mẹ) thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn                B. Câu ghép               C. Câu đặc biệt          D. Câu mở rộng thành phần

Câu 5: Dòng nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá?

A. Chuột sa chĩnh gạo.                                B. Học thày không tày học bạn.

C. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo. D. Chó treo, mèo đậy.

Câu 6: Phần trích: “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” (Trong lòng mẹ) có mấy biệt ngữ xã hội?

A. 1 từ                        B. 2 từ                        C. 3 từ                        D. 4 từ

Câu 7: Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì?

Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”...ra đời.

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.

Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó...” (Lão Hạc)

A. Nói giảm nói tránh         B. Nhân hóa              C. Hoán dụ          D. Nói quá

Phần II: Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm ): Xác định cách nối và quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:

Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí ” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu 2. (1,5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong câu thơ sau:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người

(Tố Hữu)

Câu 3. (5,0 điểm )

Viết một đoạn văn thuyết minh từ 10 đến 12 câu (có đánh số thứ tự) giới thiệu cấu tạo của một dụng cụ học tập hoặc một  thứ đồ dùng gần gũi, thân thiết với em. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép, 1 dấu ngoặc đơn thích hợp (gạch chân, chỉ rõ câu ghép và câu văn có sử dụng dấu ngoặc đơn đó).

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C C C B C B D A

II. Tự luận

Câu 1 (1,5 điểm)

  • Cách nối: Không dùng từ nối, giữa 2 vế có dấu phẩy (0,75 điểm)
  • Quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân (0,75 điểm)

Câu 2 (1,5 điểm)

  • Biện pháp nói quá: “Ôm cả non sông mọi kiếp người” (0,5 điểm)
  • Tác dụng: Nhấn mạnh, ngợi ca tình yêu thương bao la rộng lớn của Bác với nhân dân Việt Nam và thế giới. (1,0 điểm)

Câu 3 (5,0 điểm)

  • Hình thức:
    • Đoạn văn (0,5 điểm)
    • Đảm bảo đúng,đủ số câu: 10-12 câu (0,5 điểm), (không đánh số thứ tự trừ 0,25 điểm)
    • Sử dụng 1 câu ghép (0,75 điểm)
    • Sử dụng 1 dấu ngoặc đơn (0,75 điểm)
  • Nội dung: trình bày cấu tạo dụng cụ học tập hoặc đồ dùng đúng, đủ (2,5 điểm)

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?