SỞ GD&ĐT THANH HÓA | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1 (2,5 điểm):
a) Nêu tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể.
b) Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của ruồi giấm đực về số lượng và hình dạng được biểu hiện như thế nào?
Câu 2 (2,5 điểm):
a) Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
b) Một đoạn mạch kép của gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: TAX GAG XTG XXX
Mạch 2 : ATG XTX GAX GGG
Giả sử mạch 1 là mạch khuôn (mạch mã gốc), hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên.
Câu 3 (2,0 điểm):
a) Thể đa bội là gì? Cho ví dụ.
b) Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào?
Câu 4 (3,0 điểm):
Ở đậu Hà Lan, cho cây hạt vàng, trơn lai với cây hạt xanh, nhăn thu được F1 đều có hạt vàng, trơn. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được ở F2 gồm 4 loại kiểu hình, phân ly theo tỉ lệ 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Nếu cho F1 lai phân tích thì đời con (FB) sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2,5đ) | a) Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng nhất định b) Bộ NST đặc trưng của ruồi giấm đực: - Về số lượng: 2n = 8 NST; - Về hình dạng: ruồi giấm đực có 3 cặp NST thường (1 cặp dạng hạt; 2 cặp dạng chữ V) và 1 cặp NST giới tính XY (NST X dạng que, NST Y dạng dấu móc). |
1,0
0,5 1,0 |
Câu 2 (2,5đ) | a) Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau: - Tính chất bổ sung của 2 mạch, do đó khi biết trình trự các đơn phân của 1 mạch thì ta suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại. - Về số lượng và tỉ lệ từng loại đơn phân trong ADN: A = T, G = X → A + G = T + X. b) Trình tự các đơn phân trên phân tử ARN là: Mạch 1 (mạch mã gốc): TAX GAG XTG XXX mARN: AUG XUX GAX GGG |
0,5
0,5
1,5 |
Câu 3 (2,0đ) | a) Thể đa bội: - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của bộ đơn bội n (nhiều hơn 2n). - Ví dụ: Cải củ tứ bội 4n = 36 NST. (HS có thể lấy ví dụ khác, nếu đúng và nêu rõ được số lượng NST trong bộ NST 4n thì cho điểm tối đa mục này) b) Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu sau: Tăng kích thước cơ quan của cây như thân, cành, lá đặc biệt tế bào lỗ khí và hạt phấn lớn. |
1,0
0,5
0,5 |
Câu 4 (3,0đ) | a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. * Biện luận: - Xét cặp tính trạng màu sắc hạt: + F2 hạt vàng/hạt xanh = 3/1, nghiệm đúng quy luật phân li của Men đen → hạt vàng trội so với hạt xanh, F1 dị hợp 1 cặp gen. Quy ước: gen A: hạt vàng, alen a: hạt xanh. + Kiểu gen của F1 là Aa. - Xét cặp tính trạng hình dạng hạt + F2 hạt trơn/hạt nhăn = 3/1 → hạt trơn trội so với hạt nhăn, F1 dị hợp 1 cặp gen. Quy ước: gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. + Kiểu gen của F1 là Bb. - Xét chung cả 2 cặp tính trạng: + F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) (3 : 1) → 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau và di truyền tuân theo QL PLĐL của Men đen. Kiểu gen của F1 là AaBb; kiểu gen của P là AABB × aabb. * Chứng minh bằng sơ đồ lai: P : AABB (vàng, trơn) × aabb (xanh, nhăn) G: AB ab F1: AaBb (vàng, trơn) × AaBb (vàng, trơn) G: AB : Ab : aB : ab AB : Ab : aB : ab F2: 9A-B- (VT) : 3A-bb (VN) : aaB- (XT): 1aabb (XN) b) Sơ đồ phép lai phân tích: PB : AaBb (VT) × aabb (XN) G : AB : Ab : aB : ab ab FB : AaBb (VT) : Aabb (VN) : aaBb (XT) : aabb (XN) |
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5 |
Trên đây là Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh 9 tỉnh Thanh Hóa năm 2016 có kèm đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các đề kiểm tra của các trường khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải về máy tính. Hy vọng đề này giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt hơn cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
-- Mod Sinh Chúng tôi--