Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Lê Xoay lần 2

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
Năm học: 2018 – 2019
---o0o---

ĐỀ THI GIỮA HK1 LẦN 2
MÔN: SINH HỌC 10

Thời gian làm bài:50 phút
(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Loại bào quan không có ở tế bào động vật là

A. lục lạp.      B. không bào.            C. lizôxôm.    D. ti thể.

Câu 2: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là

A. có chứa sắc tố quang hợp.

B. được bao bọc bởi lớp màng kép.

C. có chứa nhiều loại enzim hô hấp.

D. có chứa nhiều phân tử ATP.

Câu 3: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng bị vỡ ra là

A. tế bào nấm men.                          B. tế bào hồng cầu.

C. tế bào thực vật.                            D. tế bào vi khuẩn.
Câu 4: Testosteron được tổng hợp ở bào quan nào dưới đây?

A. Ribôxôm.                          B. Lưới nội chất hạt.

C. Bộ máy gôngi.                  D. Lưới nội chất trơn.\

Câu 5: Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của phân tử prôtêin là

A. cấu trúc bậc 3.                 B. cấu trúc bậc 4.

C. cấu trúc bậc 2.                  D. cấu trúc bậc 1.

Câu 6: Để cố định một phân tử CO2 theo chu trình Canvin cần nguyên liệu từ pha sáng tương đương

A. 3ATP, 2NADPH.              B. 18ATP, 12NADPH.

C. 12ATP, 18NADPH.          D. 18ATP, 12NADPH.

Câu 7: Một tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8) đang ở kì cuối của quá trình nguyên phân. Số crômatit có trong tế bào này tại thời điểm quan sát là bao nhiêu?

A. 0.                B. 16.              C. 8.                D. 24.

Câu 8: Loại vitamin nào dưới đây không phải là một dạng lipit?

A. Vitamin E.            B. Vitamin D.            C. Vitamin C.            D. Vitamin A.

Câu 9: Tế bào gan của người nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển mạnh nhất?

A. Người bình thường.                     B. Người bị đau tim.

C. Người bị đau răng.                       D. Người nghiện rượu.

Câu 10: Cấu trúc của thimin khác với uraxin về

A. loại đường và loại bazơ.                                     B. loại đường và loại axit photphoric.

C. liên kết giữa axit photphoric với đường.          D. vị trí liên kết giữa đường với bazơ.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khí ôxi được giải phóng trong pha tối.

B. Ôxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.

C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.

D. Đường được tạo ra trong pha sáng.

Câu 12: Cho các đặc điểm sau:

(1). không có màng nhân. (2). không có các bào quan có màng bao bọc.

(3). không có hệ thống nội màng. (4). không có thành tế bào bằng peptidoglican.

Trong các đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?

A. 4.                B. 2.                C. 3.                D. 1.

Câu 13: Trong tế bào mARN có vai trò

A. lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền.

B. tổ hợp với prôtêin cấu tạo nên nhiễm sắc thể.

C. truyền thông tin di truyền từ ADN đến prôtêin.

D. vận chuyển axit amin.

Câu 14: Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.

II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.

III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.

IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.

A. 4.                B. 3.                 C. 1.                D. 2.
Câu 15: Nếu ăn quá nhiều prôtêin (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây?

A. Bệnh mỡ máu.                  B. Bệnh gút.              

C. Bệnh đau dạ dày.              D. Bệnh tiểu đường.
Câu 16: Cho một số hoạt động sau:

(1) Tổng hợp prôtêin.

(2) Tế bào thận vận chuyển chủ động urê và glucôzơ qua màng.

(3) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.

(4) Vận động viên đang nâng quả tạ.

(5) Vận chuyển nước qua màng sinh chất.

Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn năng lượng ATP?

A. 5.                B. 4.                C. 3.                D. 2.
Câu 17: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng?

(1) Diễn ra ở các tilacoit.

(2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp.

(3) Là quá trình ôxi hóa nước.

(4) Nhất thiết phải có ánh sáng.

Những phương án trả lời đúng là

A. (1), (2), (4).                      B. (2), (3), (4).

C. (1), 2), (3).                        D. (1), (3), (4).

Câu 18: Cho các nhận định sau:

(1) Tinh bột là chất dự trữ trong cây.

(2) Glicôgen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm.

(3) Glucôzơ là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.

(4) Saccarôzơ là loại đường vận chuyển trong cây.

(5) Pentôzơ là loại đường tham gia vào cấu tạo ADN và ARN.

Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của cacbohiđrat trong tế bào và
cơ thể?
A. 3                 B. 4.                C. 2.                D. 5.

Câu 19: Trong các nhận xét sau về enzim và vai trò của enzim, nhận xét nào không đúng?

A. Các chất trong tế bào được chuyển hóa từ chất này sang chất khác thông qua hàng loạt phản
ứng có xúc tác của enzim.

B. Khi cần tổng hợp nhanh một chất nào đó với số lượng lớn, tế bào có thể sử dụng nhiều loại
enzim khác nhau.

C. Tế bào có thể điều hòa quá trình trao đổi chất thông qua việc điều khiển tổng hợp enzim hoặc
ức chế hoặc hoạt hóa enzim.

D. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH...ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.

Câu 20: Người ta chia vi khuẩn thành 2 loại là vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương dựa vào

A. cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào.

B. cấu trúc của nhân tế bào.

C. số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn.

D. khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn.

Câu 21: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:

(1). Khuếch tán trực tiếp qua kép photpholipit.

(2). Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.

(3). Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.

(4). Nhờ kênh prôtêin đặc hiệu và tiêu hao ATP.

Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa các chất tan vào trong tế bào?

A. 4.                B. 2.                C. 1.                D. 3.
Câu 22: Khi nói về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Các phân tử nước thẩm thấu vào bên trong tế bào nhờ kênh prôtêin đặc biệt gọi là “aquaporin”.

B. Glucôzơ khuếch tán vào trong tế bào qua kênh prôtêin xuyên màng.

C. Các ion Na+, Ca2+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

D. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit.

Câu 23: Cho các nhận định sau về prôtêin, nhận định nào đúng?

A. Prôtêin mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ.

B. Prôtêin đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin.

C. Prôtêin được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O.

D. Prôtêin ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn.

-----------Từ câu 23 đến câu 40 xin mời các em xem online hoặc tải về máy-------------

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

B

D

D

D

A

C

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

C

C

B

B

D

D

B

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

C

A

C

B

C

D

D

A

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

B

D

C

B

C

A

C

D

A

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK1 môn Sinh năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?