Đề thi chọn HSG lớp 10 môn Hóa học năm 2018 - 2019 Trường THPT Lý Nam Đế

Trường THPT Lý Nam Đế

Đề thi chọn HSG môn Hóa lớp 10

Năm học 2018 - 2019

 

 

Câu 1: (2 điểm)

1. Cho nguyên tố X, ở trạng thái cơ bản có 11 electron thuộc các phân lớp p. X có hai đồng vị hơn kém nhau hai nơtron. Trong đồng vị số khối lớn, số hạt mang điện gấp 1,7 lần hạt không mang điện.

a. Viết cấu hình electron của X.

b. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

c. Xác định thành phần cấu tạo của hai đồng vị và thành phần % theo khối lượng của mỗi đồng vị trong X tự nhiên biết nguyên tử khối (NTK) trung bình của X bằng 35,48. Coi NTK có giá trị bằng số khối.

2. Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M, R có công thức M3R trong đó R chiếm 6,67% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử của M có n = p + 4, còn trong hạt nhân của R có p’ = n’, trong đó n, p, n’, p’ là số nơtron và proton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z là 84. Xác định công thức phân tử của Z ?

Câu 2: (2 điểm)

1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm được mô tả sau:

a. Hòa tan FeCl2 vào nước rồi thêm H2SO4 loãng dư, sau đó thêm dung dịch KMnO4 dư thấy có khí màu vàng lục thoát ra và dung dịch thu được có chứa muối mangan (II).

b. Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được dung dịch A và khí B mùi hắc. Sục khí B vào dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4 đều thấy các dung dịch này bị nhạt màu.

2. H2SO4 đặc có tính háo nước, nó có thể lấy nước từ một số hợp chất hữu cơ. Trong quá trình than hóa saccarozơ có hình thành hỗn hợp khí A (gồm 2 khí).

a. Giải thích quá trình hình thành hỗn hợp khí A.

b. Trình bày phương pháp hóa học chứng minh sự có mặt của các khí trong A.

c. So sánh quá trình làm khô và quá trình than hóa của H2SO4 đặc.

Câu 3: (2 điểm)

1. Viết 6 phương trình phản ứng điều chế clo và cho biết phản ứng nào được dùng để điều chế clo trong công nghiệp.

2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết các chất ứng với các chữ cái (A), (B),... tương ứng:

 (1) FeS2  +  khí (A) →  chất rắn (B) + khí (D)          

 (2)  (D)  +  khí (E)  →  chất rắn (F)  +  H2O

 (3) (F)  +  (A)  →  (D)                                                           

 (4)  (E)  +  NaOH  →  (G)  +  H2O

 (5) (G)  +  NaOH  →  (H)  +  H2O                           

 (6)  (H) +  (I)    →   (K)  +  (L)

 (7)  (K)  +  HCl   →  (I)  +  (E)                                 

 (8)  (E)  +  Cl2 + H2O  →  ...

Câu 4: (2 điểm)

Hòa tan m gam KMnO4 trong dung dịch HCl đặc dư được dung dịch A và V lít khí D (đktc). Pha loãng dung dịch A được 500 ml dung dịch B.

- Để trung hòa axit dư trong 50 ml dung dịch B cần dùng vừa đủ 24 ml dung dịch NaOH 0,5 M.

- Thêm AgNO3 dư vào 100 ml dung dịch B để kết tủa hoàn toàn ion clorua thu được 17,22 gam kết tủa.

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b. Tính nồng độ mol/lít các chất tan trong B.

c. Tính m, V và thể tích dung dịch HCl 36,5% (D = 1,18 g/ml) đã dùng.

Câu 5: (2 điểm)

Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị n không đổi). Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư được dung dịch A và V lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn lượng SO2 trên bằng 500 ml dung dịch NaOH 0,2M được dung dịch chứa 5,725 gam chất tan.

Thêm vào m gam X lượng M gấp đôi lượng M ban đầu được hỗn hợp Y. Cho Y tan hết trong dung dịch HCl được 1,736 lít H2 (đktc).

Thêm một lượng Fe vào m gam X để được hỗn hợp Z chứa lượng sắt gấp đôi lượng sắt có trong X. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng  dư được dung dịch B chứa 5,605 gam muối.

a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b. Tính V.

c. Tìm kim loại M và thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong X.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi chọn HSG lớp 10 môn Hóa học năm 2018 - 2019 Trường THPT Lý Nam Đế, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?