ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG THCS PHỔ VĂN Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 8
Phần 1: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
“Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi ...
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...”
Câu 1: (0,5 điểm). Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (0,5 điểm). Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 3: (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn.
Câu 4: (1,0 điểm). Nêu nội dung của đoạn văn.
Câu 5: (1,0 điểm). Câu văn “Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.
Câu 6: (0,5 điểm). Kể tên các tác phẩm cùng đề tài với văn bản chứa đoạn văn trên.
Phần 2: Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm). Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyên Hồng.
Câu 2 (3,0 điểm). Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người nông dân trong xã hội phong kiến.
Câu 3 (2,0 điểm).
a. Trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, vì sao bức tranh của cụ Bơ-men được coi là một kiệt tác nghệ thuật.
- b. Từ nhân vật Giôn-xi trong truyện, hãy nêu suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong những hoàn cảnh hiểm nghèo.
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1.
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Lão Hạc” - Nam Cao.
Câu 2.
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1943.
Câu 3.
- Các phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, nghị luận
Câu 4.
- Nội dung: Đoạn văn kể về cuộc sống đói nghèo đến bần cùng của lão Hạc và bộc lộ lòng thương cảm của ông giáo với lão Hạc.
Câu 5.
- Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê các món ăn của lão Hạc: củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc.
- Tác dụng: Làm nổi bật cuộc sống đói nghèo, khổ đau đến cùng cực, đáng thương của lão Hạc. Qua đó phản ánh số phận nghèo khổ, bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến.
Câu 6.
- Tác phẩm cùng đề tài viết về nông dân: Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố.
Phần II: Tự luận
Câu 1.
- Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng:
- Tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng (1918 - 1982), quê ở Nam Định nhưng sống chủ yếu ở Hải Phòng.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ.
- Các sáng tác của ông thường viết về những lao động cùng khổ.
- Ông nổi tiếng với các tiểu thuyết và hồi kí: Bỉ vỏ, Cửa biển, Những ngày thơ ấu…
Câu 2.
- Số phận người nông dân qua 2 văn bản: nghèo khổ, bất hạnh, bị áp bức bóc lột, bị dồn đẩy vào bước đường cùng.
- Phẩm chất của người nông dân:
- Lương thiện, hiền lành, chất phác.
- Chăm chỉ, cần cù.
- Giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh.
- Giàu lòng tự trọng, trong sạch.
- Thái độ và tình cảm của tác giả: Yêu thương, trân trọng và đồng cảm với nỗi khổ đau của những người nông dân.
Câu 3.
a. Bức tranh của cụ Bơ men là kiệt tác nghệ thuật:
- Giống như thật khiến cho Giôn-xi và Xiu đều không phát hiện ra.
- Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết, tình yêu thương và sự hi sinh cao cả.
- Giá trị: Cứu sống một con người, khiến Giôn-xi hồi sinh.
- ⇒ Là một tác phẩm nghệ thuật chân chính, nghệ thuật vị nhân sinh.
b.
- Hoàn cảnh của Giôn-xi: Nghèo khổ, bệnh tật.
- Trạng thái tinh thần: Từ yếu đuối, buông xuôi đến chỗ biết quý trọng sự sống của mình, khao khát sáng tạo và chiến thắng bệnh tật. Nghị lực sống, tình yêu cuộc sống đã trỗi dậy trong Giôn-xi.
- Bàn luận về vấn đề:
- Nghị lực sống là năng lực tinh thần mạnh mẽ, không chịu lùi bước trước khó khăn, thử thách; luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống…
- Đây là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết: tiếp sức cho ước mơ hoài bão của con người; mở ra những hành động tích cực vượt lên những trắc trở, những cám dỗ trong cuộc sống; giúp con người gặt hái thành công.
- Thiếu nghị lực, dễ chán nản, bi quan… khiến con người thường gặp thất bại, bị mọi người xung quanh coi thường, thương hại.
- Nghị lực sống có được không chỉ dựa vào nội lực cá nhân mà còn được tiếp sức bởi sự sẻ chia, tình yêu thương của cộng đồng.
- Liên hệ cuộc sống và rút ra bài học:
- Ý thức vai trò quan trọng của nghị lực sống, biết cách rèn luyện và duy trì ý chí, tinh thần mạnh mẽ.
- Biết yêu thương, cảm thông và tiếp thêm niềm tin yêu cuộc đời, nghị lực sống cho những người xung quanh.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: