Đề thi chọn HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Bảo Lâm có đáp án

 

TRƯỜNG THCS BẢO LÂM

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?

Câu 2:

a. Menđen làm thí nghiệm lai một cặp tính trạng đã rút ra được quy luật phân li hay còn gọi là quy luật giao tử thuần khiết. Em hãy cho biết nội dung của quy luật đó?

b. Để giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Menđen cho rằng mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền (sau này gọi là gen) quy định. Hãy dùng thuyết di truyền nhiễm sắc thể giải thích kết quả thí nghiệm này?

Câu 3:  Viết sơ đồ và giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài có vật chất di truyền là  ARN?

Câu 4: Gen B có chiều dài 0,51mm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A0.

a. Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.

b. Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300 ĐVC.

c. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

Câu 5:

a. Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH

Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu  các gen trên NST; (·): tâm động.

Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG

- Xác định dạng đột biến.

- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?

b. Phân biệt thường biến và đột biến.

Câu 6:

a. Ở một loài thực vật, với hai gen alen A và a, khởi đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?

b. Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Câu 7: Một cặp  gen Bb tồn tại trên một cặp NST tương đồng. Gen B có chiều dài 5100 ăngstron và có hiệu A – G = 20 %. Gen b có 150 chu kì xoắn và có hiệu số  T– G = 300 (Nu).

a. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của cặp gen Bb.

b. Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân 3 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?.

Câu 8: Một tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái của một loài đều nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân cho tổng cộng 180 giao tử đực và cái.

a. Xác định số tinh trùng, số trứng và số thể cực

b. Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Trong cúng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh vì:

- Cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu đòi hỏi nhiều ô xi.

- Cường độ trao đổi chất mạnh vì diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt nhiều.

Câu 2:

a. Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

b. Giải thích thí nghiệm:

 - Trong tế bào, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen (cặp gen tương ứng), nghĩa là mỗi nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng mang một alen của cặp gen tương ứng.

- Trong giảm phân, sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa cặp alen (trong thí nghiệm kí hiệu là A và a), dẫn đến sự phân li của cặp alen do đó 2 loại giao tử được tạo ra ở F­1 có tỉ lệ 1 : 1 (1 A : 1 a)

- Trong thụ tinh, các giao tử đực và cái tổ hợp tự do với nhau, khôi phục lại cặp nhiễm sắc thể tương đồng → khôi phục lại cặp gen tương ứng.

- Ở F1 mang kiểu gen dị hợp có cả hai gen A và a, nhưng gen trội A lấn át hoàn toàn gen lặn a nên chỉ biểu hiện kiểu hình trội. Ở F2 cho tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn. (HS có thể viết sơ đồ lai cho ý này).

Câu 3:

- Giải thích:

+ Trình tự các Nu trên ARN qui định trình tự các Nu trên ADN.

+ Trình tự các Nu trên  ADN qui định trình tự các Nu trên mARN.

+ Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein

Câu 4:

a. Dạng đột biến:

   - Chiều dài tăng thêm 3,4 A0 → tương ứng 1 cặp nuclêôtit.

   - Chiều dài gen b hơn gen B → đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit

b.

Khối lượng phân tử gen b:

   - Đổi 0,51 mm = 5100 A0

   - Chiều dài gen b: 5100 + 3,4 = 5103, 4 A0

   - Số nuclêôtit của gen b: \(\frac{{5103,4}}{{3,4}}\, \times \,2\, = 3002\) nuclêôtit

   - Khối lượng phân tử gen b: 300 x 3002 = 900.600 đvc

c. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Câu 5:

a.

- Dạng đột biến: Do đột biến mất đoạn mang gen H → kiểu đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn.

- Hậu quả: ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây bệnh ung thư máu.

b. Phân biệt thường biến và đột biến

Thường biến

Đột biến

- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền.

- Diễn ra đồng loạt, có định hướng.

- Không di truyền được.

- Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể.

- Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST).

- Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

- Di truyền được.

- Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính; là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

 

Câu 6:

a. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục:

   - TLKG : AA = aa = 37,5%

   - TLKG : Aa          = 25%

b. Phương pháp này vẫn được dùng trong chọn giống vì:

   - Người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

   - Đây là một biện pháp trung gian để chuẩn bị lai khác dòng tạo ưu thế lai.

Câu 7:

a. Tính số lượng Nu  mỗi loại của cặp gen Bb

+ Số lượng Nuclêôtit của gen B

( 5100 : 3,4 )  x 2 = 3000 (N )

Theo NTBS và theo giả thuyết ta có hệ phương trình

                              A + G = 50%  (1)

                              A  - G = 20%  (2)

(1) +((2) ta được               2A      = 70%     Þ       A=T    = 35%

                                                                    G=X   = 15%

số lượng từng loại  nuclêôtit của gen B

A=T =  3000  x 35 % = 1050 (N )

G=X =  3000  x 15%  = 450 (Nu )

+ Số lượng nuclêôtit của gen b

150 x 20 = 3000 (Nu )        

 Theo NTBS và theo giả thuyết ta có hệ phương trình

                                 T-G =  300 (Nu)   (1 )

                                 T+G = 3000 :2    (2 )

(1 ) + (2 ) ta được  2T      = 1800 (Nu )  Þ  T= A  = 900 ( Nu )    

                                                                   G = X  = 600 ( Nu )

+ Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen Bb là:

A= T = 1050 + 900 = 1950 ( Nu )     

G= X =  450  + 600 = 1050 (Nu )

b. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại  mà môi trường nội bào phải cung cấp

A=T =1950 x ( 23 -1 )  = 13650 ( Nu ) 

G= X = 1050 x (23 -1 ) = 7350   ( Nu ) 

Câu 8:

a. Số tinh trùng, số tế bào trứng và số thể định hướng:

- Vì số lần nguyên phân của 2 tế bào sinh dục đực và cái đều bằng nhau nên số tế bào con được sinh ra từ quá trình nguyên phân của mỗi tế bào phải bằng nhau.

- Mặt khác: 1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng, 1 tế bào sinh trứng giảm phân cho 1 tế bào trứng và 3 thể cực nên ta có tỉ lệ giữa số tinh trùng và số tế bào trứng là:  4:1

- Vậy:

+ Số lượng tinh trùng là: \(\frac{4}{5} \times 180 = 144\)

+ Số lượng tế bào trứng là: \(\frac{1}{5} \times 180 = 36\)

+ Số lượng thể cực là: \(36 \times 3 = 108\)

b. Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng:

- Số tế bào sinh tinh: \(\frac{{144}}{4} = 36\)

- Số tế bào sinh trứng:         36

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi chọn HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Bảo Lâm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?