TRƯỜNG THCS PHÚ AN, BẾN CÁT | ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 NĂM HỌC 2019-2020 |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
Câu 1. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước?
A. Hội đồng nhân dân
B. Viện kiểm sát nhân dân
C. Tòa án nhân dân
D. Ủy ban nhân dân
Câu 2. Trong các địa danh sau, địa danh nào là di tích lịch sử văn hóa?
A. Vịnh Hạ Long
B. Bến nhà Rồng
C. Đà Lạt, Sa Pa, Nha Trang
D. Động Phong Nha-Kẻ Bàng
Câu 3. Hành vi nào sau đây là mê tín dị đoan ?
A. Đi nhà thờ
B. Cúng tổ tiên
C. Xin thẻ, lên đồng
D. Thăm cảnh đền chùa
Câu 4. Hành vi nào góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Buôn bán động vật quý hiếm
B. Vứt rác bừa bãi
C. Đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ
D. Trồng cây xanh
Câu 5. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền của trẻ em?
A. Không cho con gái đi học
B. Buộc con phải tiêm phòng dịch
C. Làm giấy khai sinh cho trẻ khi mới sinh ra
D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng
Câu 6. Công an giải quyết việc nào dưới đây?
A. Đăng kí kết hôn
B. Khai báo tạm vắng
C. Xin số khám bệnh
D. Xác nhận bảng điểm học tập
Câu 7. Sống và làm việc có kế hoạch là:
A. Làm việc theo sở thích
B. Làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường
C. Sắp xếp công việc hằng ngày một cách hợp lí để thực hiện có hiệu quả
D Làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ
Câu 8. Ngày nào trong năm được chọn làm ngày môi trường thế giới ?
A. Ngày 04 tháng 6
B. Ngày 06 tháng 6
C. Ngày 07 tháng 6
D. Ngày 05 tháng 6
Câu 9. Di sản văn hóa nào sau đây là di sản văn hóa phi vật thể ?
A. Nhã nhạc cung đình Huế
B. Bến nhà Rồng
C. Trống đồng Đông Sơn
D. Vịnh Hạ Long
Câu 10. Di sản văn hóa nào dưới dây là di sản văn hóa vật thể?
A. Dân ca quan họ Bắc Ninh
B. Vịnh Hạ Long
C. Nhã nhạc cung đình Huế
D. Truyện Kiều
Câu 11. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào ngày, tháng, năm nào?
A. 02 / 9 / 1976
B. 09 / 02 / 1945
C. 02 / 9 / 1945
D. 02 / 9 /1954
Câu 12. Chương trình “ Giờ trái đất” kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động gì?
A. Dọn vệ sinh trong một giờ
B. Xem ti vi trong một giờ
C. Ngưng sử dụng điện thoại trong một giờ
D. Tắt điện trong một giờ
Câu 13 . Theo em hành vi nào dưới đây thể hiện sự mê tín ?
A. Cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao
B. Đi lễ chùa đầu năm
C. Thắp hương cho tổ tiên
D. Đi nhà thờ vào ngày lễ
Câu 14 . Cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân ?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Tòa án nhân dân tối cao
D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 15. Cơ quan nào giải quyết việc cấp giấy khai sinh ?
A. Công an
B. Ủy ban nhân dân
C. Bệnh viện
D. Trường học
Câu 16. Hành vi nào dưới đây không thực hiện đúng bổn phận của trẻ em ?
A. Vâng lời ông bà, cha mẹ
B. Bỏ học đi chơi
C. Không đánh bạc
D. Đi học đúng giờ
Câu 17. Thành phần nào dưới đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên?
A. Công trình thủy lợi
B. Rừng cây
C. Các mỏ khoáng sản
D. Động vật quý hiếm
Câu 18. Hành vi nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?
A. Đổ rác thải xuống ao hồ
B. Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ
C. Trồng cây ở đường làng
D. Khơi thông cống rãnh, nơi ở
B: PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Bản thân em làm gì để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
** GỢI Ý TRẢ LỜI :
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.
- Người theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
Chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác:
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như: đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ…
- Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
Câu 2. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ? Cho ví dụ ?
** GỢI Ý TRẢ LỜI :
* Giống nhau : Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.
* Điểm khác nhau cơ bản giữa ba khái niệm trên là:
- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...
Ví dụ: tôn giáo Phật giáo.
- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyền giáo, chưa có giáo luật...
Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình.
Ví dụ: niềm tin có ma.
Câu 3 . Theo em người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? Vì sao?
** GỢI Ý TRẢ LỜI :
- Người có đạo là người có tín ngưỡng.
- Vì đạo là một hình thức của tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức, với những quan niệm, giáo lí và những hình thức lễ nghi đặc trưng.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn thi HK2 năm 2020 môn GDCD 7 Trường THCS Phú An. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 7 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
>>> Các em có thể làm bài thi thử theo hình thức trắc nghiệm online tại đây :