PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: Ngữ Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán… Lời ca thong thả trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
(Trích Ngữ văn 7 – tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Trong câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3..Trong câu văn: “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.”, tác giả đã tách trạng ngữ ra làm một câu riêng, cho biết tác dụng?
Câu 4. Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh nào? Nét sinh hoạt này có gì độc đáo?
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm)
Câu 1.Thế nào là câu đặc biệt?
Câu 2. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt?
Câu 3.. Xác định câu đặc biệt trong câu văn sau và cho biết tác dụng:
“Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!”
(Hoài Phương)
III. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
..........HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
- Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Ca Huế trên sông Hương.
- Tác giả: Hà Ánh Minh.
Câu 2:
- Biện pháp: Liệt kê.
Câu 3:
- Tác giả đã tách trạng ngữ ra làm câu riêng nhằm nhấn mạnh thời gian diễn ra buổi sinh hoạt ca Huế.
Câu 4:
- Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh: khi đêm đã về khuya.
- Nét sinh hoạt này có sự độc đáo: cả người nghe và người biểu diễn cùng ngồi trên thuyền rồng, vừa nghe những giai điệu của ca Huế vừa ngắm cảnh sông Hương thơ mộng, êm đềm.
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm)
Câu 1:
- Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 2:
- Tác dụng:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra của sự việc;
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc , hiện tượng;
- Bộc lộ cảm xúc;
- Gọi đáp.
Câu 3:
- Câu đặc biệt: Lá ơi!
- Tác dụng: Gọi đáp.
III. LÀM VĂN
1. Yêu cầu chung:
- Bố cục rõ ràng đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả.
- Nắm rõ yêu cầu và thể loại (văn giải thích).
2. Yêu cầu cụ thể.
Học sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt.
- Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích.
b. Thân bài:
- Giải thích khái niệm:
- Uống nước: thừa hưởng thành quả lao động hoặc đâu tranh cách mạng của người khác, của các thế hệ đi trước.
- Nguồn:
- Nghĩa đen: Nơi xuất phát của dòng nước.
- Nghĩa bóng: Những người làm ra thành quả đó.
- Ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng.
-----Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 ( mã đề 02 ) - Phòng GD&ĐT Quảng Trạch . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình nhé.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---