TRƯỜNG THPT VÕ VĂN TÂN | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
I – Trắc nghiệm: (16 câu – 4,0điểm)
Câu 1. Trong hợp chất nào sau đây S có số oxi hóa -2?
A. H2S. B. SO2. C. SO3. D. H2SO4.
Câu 2. Trong hợp chất nào S có số oxi hóa +4?
A. H2S. B. SO2. C. SO3. D. H2SO4.
Câu 3. Trong hợp chất nào S có số oxi hóa +6?
A. H2S. B. SO2. C. Na2SO3. D. H2SO4.
Câu 4. Nguyên tố nào sau đây là halogen?
A. Nitơ (N). B. Hiđro (H). C. Brom (Br). D. Oxi (O).
Câu 5. Nguyên tố nào sau đây là halogen?
A. Clo (Cl). B. Lưu huỳnh (S). C. Nhôm (Al). D. Oxi (O).
Câu 6. Nguyên tố nào sau đây là halogen?
A. Natri (Na). B. Flo (F). C. Cacbon (C). D. Photpho (P).
Câu 7. Cấu hình tổng quát các nguyên tố nhóm halogen?
A. ns2np5. B. ns2np4. C. ns2np3. D. ns2np1.
Câu 8. Cấu hình tổng quát các nguyên tố nhóm oxi – lưu huỳnh?
A. ns2np5. B. ns2np4. C. ns2np3. D. ns2np1.
Câu 9. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen?
A. 5. B. 6. C. 8. D. 8.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, các Halogen là chất khí.
B. Tính oxi hóa của các Halogen tăng dần từ Flo đến Iot.
C. Các Halogen vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
D. Các Halogen có tính oxi hóa mạnh.
Câu 11. Trong các nhận xét sau, nhận xét nào là đúng?
A. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.
B. Oxi nhẹ hơn không khí.
C. Khí sunfurơ màu nâu đỏ, mùi hắc, nặng hơn không khí.
D. Hidrosunfua là chất khí, không màu, không mùi, rất độc.
Câu 12. Trong các nhận xét sau, nhận xét nào là sai?
A. Oxi tan nhiều trong nước. B. Ozon là một dạng thù hình của oxi.
C. Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. D. Axit sunfuric tan vô hạn trong nước.
Câu 13. Clo tác dụng với chất nào sau đây vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa?
A. Al. B. H2. C. Fe. D. Dung dịch NaOH.
Câu 14. Clo tác dụng với chất nào sau đây chỉ thể hiện tính oxi hóa?
A. H2O. B. H2.
C. Dung dịch Ca(OH)2. D. Dung dịch NaOH.
Câu 15. Clo tác dụng với chất nào sau đây chỉ thể hiện tính oxi hóa?
A. Fe. B. H2O. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch KOH.
Câu 16. Axit clohidric tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính khử?
A. Mg. B. NaOH. C. Fe2O3. D. KMnO4.
Câu 17. Chất nào tác dụng được với dung dịch HCl?
A. AgNO3. B. Cu. C. BaSO4. D. Mg(NO3)2.
Câu 18. Chất nào không tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Cu B. AgNO3. C. CuO. D. MnO2.
Câu 19.Thuốc thử nào sau đây được dùng để phân biệt 2 dung dịch: NaCl, NaNO3?
A. H2SO4. B. BaCl2. C. AgNO3. D. H2O.
Câu 20. Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có chứa dung dịch NaBr là
A. kết tủa trắng. B. kết tủa vàng.
C. kết tủa keo trắng. D. Sủi bọt khí không màu.
Câu 21. Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có chứa dung dịch NaBr là
A. kết tủa trắng. B. kết tủa vàng.
C. kết tủa keo trắng. D. Sủi bọt khí không màu.
Câu 22. Chất nào sau đây tác dụng được với oxi?
A. Au. B. Ag. C. NaCl. D. C2H5OH.
Câu 23. Oxi tác dụng được với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. HCl. C. Cl2. D. CH4.
Câu 24. Oxi không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Al. B. F2. C. C. D. S.
Câu 25. Lưu huỳnh tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính oxi hóa?
A. F2 B. H2 C. O2 D. Cl2
Câu 26. Lưu huỳnh tác dụng với nào sau đây thể hiện tính khử?
A. Al B. H2 C. O2 D. Hg
Câu 27. Lưu huỳnh tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính oxi hóa?
A. O2 B. Cl2 C. F2 D. Fe
Câu 28. Hiện tượng khi dẫn khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2 là?
A. Xuất hiện kết tủa trắng B. Xuất hiện kết tủa đen
C. mất màu dung dịch Pb(NO3)2 D. Không có hiện tượng.
Câu 29. Thuốc thử dùng để nhận biết khí H2S?
A. Pb(NO3)2 B. PbSO4 C. Quỳ tím D. Mùi trứng thối.
Câu 30. Hiện tượng khi dẫn khí SO2 vào dung dịch Brom là?
A. mất màu dung dịch Brom. B. Xuất hiện kết tủa đen
C. Không có hiện tượng. D. mất màu khí SO2, xuất hiện kết tủa.
Câu 31. Khí sunfurơ (SO2) tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính oxi hóa?
A. Dung dịch Brom. B. H2S. C. O2. D. Dung dịch NaOH.
Câu 32. Khí sunfurơ (SO2) tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính chất một oxit axit?
A. Dung dịch Brom. B. H2S. C. O2. D. Dung dịch NaOH.
Câu 33. Khí sunfurơ (SO2) tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính khử?
A. Dung dịch H2SO4. B. H2S. C. O2. D. Dung dịch NaOH.
Câu 34. Trong công nghiệp, người ta thường điều chế SO2 từ
A. S và H2SO4. B. H2S và O2. C. FeS2 và O2. D. Na2SO3 và H2SO4.
Câu 35. Ở phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế SO2 từ
A. S và H2SO4. B. H2S và O2. C. FeS2 và O2. D. Na2SO3 và H2SO4.
Câu 36. Phương pháp được dùng để điều chế O2 ở phòng thí nghiệm?
A. Nhiệt phân KMnO4. B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân K2CO3.
Câu 37. Axit sunfuric (H2SO4) đặc nóng tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính oxi hóa mạnh?
A. Al(OH)3. B. CaCO3. C. Fe. D. CuO.
Câu 38. Axit sunfuric (H2SO4) đặc tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính oxi hóa mạnh?
A. Fe(OH)3. B. CaSO4. C. Fe2O3. D. Cu.
Câu 39. Axit sunfuric (H2SO4) đặc tác dụng với chất nào sau đây thể hiện tính oxi hóa mạnh?
A. C. B. Ca(OH)2. C. Al2O3. D. NaCl.
Câu 40. Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: H2S + O2 (dư) → X + H2O.
Chất X có thể là
A. SO2. B. S. C. SO3. D. S hoặc SO2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Võ Văn Tân, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!