Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Triệu Quang Phục

SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN

TRƯỜNG THPT TRIỆU QUANG PHỤC

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN: HÓA HỌC 10

Năm học 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

 

Câu 1: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?

A. KCl, KClO3, Cl2.                                      B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.                           D. KCl, KClO3.

Câu 2: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?

A. KCl, KClO3, Cl2.                                      B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.                           D. KCl, KClO3.

Câu 3: Cho sơ đồ:

Cl2    +    KOH   →  A     +     B      +    H2O   

Cl2     +    KOH  →  A     +     C     +     H2O

Công thức hoá học của A, B, C, lần lược là :

A. KCl, KClO, KClO4.                                   B. KClO3, KCl, KClO.          

C. KCl, KClO, KClO3.                                   D. KClO3, KClO4, KCl.        

Câu 4: Dẫn 2 luồng khí clo đi qua 2 dung dịch KOH : Dung dịch thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ 2 đậm đặc và đun nóng ở 100oC. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong 2 dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích khí clo đi qua dung dịch thứ nhất và dung dịch thứ 2 tương ứng là :

A. 1 : 3.                       B. 2 : 4.                       C. 4 : 4.                       D. 5 : 3.

Câu 5: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2 ?

A. Br2 + 2NaCl   → 2NaBr + Cl2       

B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2

D. Cl2 + 2NaBr  → 2NaCl + Br2

Câu 6: Khi cho khí Cl2 tác dụng với khí NH3 có chiếu sáng thì

A. thấy có khói trắng xuất hiện.                      B. thấy có kết tủa xuất hiện.

C. thấy có khí thoát ra.                                   D. không thấy có hiện tượng gì.

Câu 7: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò là :

A. Chất khử.                                                   B. Vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

C. Chất oxi hoá.                                              D. Không phải là chất khử hoặc chất oxi hoá.

Câu 8: Trong PTN, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng :

HCl đặc  +  KMnO4 → KCl  +  MnCl + Cl + H2O

Hệ số cân bằng của HCl là :

A. 4.                            B. 8.                            C. 10.                          D. 16.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm ?

A. 2NaCl → 2Na + Cl2

B. 2NaCl + 2H2O →H2 + 2NaOH + Cl2

C. MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2

Câu 10: Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất ?

A. Dung dịch NaOH.                                      B. Dung dịch AgNO3.         

C. Dung dịch NaCl.                                        D. Dung dịch KMnO4

Câu 11: Khi mở lọ đựng dung dịch HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra là do :

A. HCl phân huỷ tạo thành H2 và Cl2.

B. HCl dễ bay hơi tạo thành.

C. HCl bay hơi và hút hơi nước có trong không khí ẩm tạo thành các hạt nhỏ dung dịch HCl.

D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hoà.

Câu 12: Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím

A. chuyển sang màu đỏ.                                 B. chuyển sang màu xanh.

C. không chuyển màu.                                    D. chuyển sang không màu.

Câu 13: Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất :

A. (1), (2), (4), (5).                                          B. (3), (4), (5), (6).     

C. (1), (2), (3), (4).                                          D. (1), (2), (3), (5).

Câu 14: Cho các chất sau : CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất :

A. (1), (2).                  B. (3), (4).                   C. (5), (6).                    D. (3), (6).

Câu 15Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl ?

A. Quỳ tím, SiO2, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3.      B. Quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3.

C. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3.           D. Quỳ tím, FeO, NH3, Cu, CaCO3.

Câu 16: Chọn phát biểu sai :

A. Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.

B. Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh.

C. Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2.

D. Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.

Câu 17: Nếu cho 1 mol mỗi chất : CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là :

A. CaOCl2.                  B. KMnO4.                  C. K2Cr2O7.                D. MnO2.

Câu 18: Cho các phản ứng sau :

(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O      

(b) HCl + NH4HCO3  → NH4Cl + CO2 + H2O

(c) 2HCl + 2HNO3  → 2NO2 + Cl2 + 2H2

(d) 2HCl + Zn  → ZnCl2 + H2

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là :

A. 2.                            B. 4.                           C. 1.                            D. 3.

Câu 19: Cho các phản ứng sau :

4HCl + MnO2 →  MnCl2 + Cl2 + 2H2O                                  

2HCl + Fe →  FeCl2 + H2

14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O            

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là :

A. 2.                            B. 1.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 20: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách

A. clo hoá các hợp chất hữu cơ.                     B. cho clo tác dụng với hiđro.

C. đun nóng dung dịch HCl đặc.                    D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.

Câu 21: Biết oxit cao nhất của nguyên tố X thuộc nhóm VIIA, có tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố là mX : mO = 7,1 : 11,2. X là nguyên tố nào sau đây ?

A. Clo.                        B. Iot.                          C. Flo.                         D. Brom.

Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là nguyên tố nào ?   

A. flo.                          B. clo.                          C. brom.                      D. iot.

Câu 23: Hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R với hiđro là RH, trong oxit cao nhất R chiếm 58,82% về khối lượng, nguyên tố R là :

A. Br.                          B. F.                            C. I.                             D. Cl.

Câu 24: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là \({}_{17}^{35}Cl\) và \({}_{17}^{37}Cl\). Phần trăm về khối lượng của \({}_{17}^{37}Cl\) chứa trong HClO4 (với hiđro là đồng vị \({}_1^1H\), oxi là đồng vị \({}_8^{16}O\) ) là :   

A. 9,40%.                    B. 8,95%.                     C. 9,67%.                   D. 9,20%.

Câu 25: Hợp chất MX3 có tổng số hạt mang điện tích là 128. Trong hợp chất, số p của nguyên tử X nhiều hơn số p của nguyên tử M là 38. Công thức của hợp chất trên là :

A. FeCl3.                     B. AlCl3.                     C. FeF3.                      D. AlBr3.

...

Trên đây là trích dẫn nội dung Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Triệu Quang Phục, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?