CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN GDCD LỚP 10 NĂM HỌC 2019 - 2020
Câu 1. Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó là nội dung của ai?
A. Triết học. B. Xã hội học.
C. Lí luận Mác – Lênin. D. Chính trị học.
Câu 2. Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn được gọi là gì?
A. Sự tăng trưởng. B. Sự tiến hoá.
C. Sự tuần hoàn. D. Sự phát triển.
Câu 3. Trong Triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng có mối quan hệ như thế nào?
A. Tồn tại bên cạnh nhau. B. Thống nhất hữu cơ với nhau.
C. Bài trừ nhau. D. Tách rời nhau.
Câu 4. Nghiên cứu sự vận động của thế giới vật chất nhắc nhở chúng ta khi xem xét, đánh giá một con người, cần tránh các quan niệm nào sau đây?
A. Coi thường, thiếu tôn trọng.
B. Miệt thị, xa lánh.
C. A dua, đua đòi.
D. Thành kiến, bảo thủ.
Câu 5. Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi với bạn H, N sẽ cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo
A. thế giới quan duy vật. B. phương pháp luận siêu hình.
C. thế giới quan duy tâm. D. phương pháp luận biện chứng.
Câu 6. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội được gọi là gì?
A. Sự đấu tranh. B. Sự vận động.
C. Mâu thuẫn. D. Sự phát triển.
Câu 7. Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đấy?
A. Lao động. B. Tự nhiên.
C. Xã hội. D. Tư duy.
Câu 8. Quan niệm cho rằng: vật chất có trước ý thức và vật chất quyết định ý thức được gọi là thế giới quan nào sau đây?
A. Tôn giáo. B. Duy tâm. C. Duy vật. D. Thần thoại.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không đúng nói về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?
A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn.
B. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau.
C. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.
D. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.
Câu 10. Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào nói về yếu tố biện chứng?
A. Môi hở răng lạnh. B. Tre già măng mọc. C. Đánh bùn sang ao. D. An cư lạc nghiệp.
Câu 11. Theo em, hình thức vận động nào là thấp nhất trong các hình thức vận động sau?
A. Cơ học. B. Sinh học. C. Vật lí. D. Xã hội.
Câu 12. Tháng 7 âm lịch, mẹ H mua nhiều vàng mã cúng giải hạn cho cả nhà. Bà của H thì không sát sinh và chỉ đi ra khỏi nhà vào những cung giờ đẹp. Anh trai của H thì mong tháng cô hồn qua nhanh để đầu tư mua một miếng đất. Còn H đang lo ôn thi, nên suốt ngày đóng cửa ngồi trong phòng học bài. Bố của H thấy vậy nên bảo mẹ mua nhiều đồ ăn để H có sức ôn thi cho tốt. Những ai trong gia đình H là người có thế giới quan duy tâm?
A. Bố và H. B. Mẹ và bà của H.
C. Mẹ, bà và anh trai H. D. Cả bà, bố mẹ, anh trai và H.
Câu 13. Trong lớp học, giáo chủ nhiệm đã tổ chức cho học sinh có tinh thần tập thể mạnh dạn phê bình, góp ý những bạn thường xuyên vi phạm nội quy ảnh hưởng đến tập thể lớp. Trong trường này, cô giáo đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây?
A. Đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. Thống nhất mâu thuẫn. D. Điều hòa mâu thuẫn.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng nói về mâu thuẫn trong Triết học?
A. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập.
B. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.
C. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
D. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 15. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là gì?
A. Sự phủ định giữa các mặt đối lập. B. Sự phát triển giữa các mặt đối lập.
C. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập. D. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học?
A. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
B. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
C. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
D. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Câu 17. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn luôn có biểu hiện gì?
A. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. B. Có xu hướng ngược chiều nhau.
C. Xung đột, chống đối với nhau. D. Mâu thuẫn với nhau.
Câu 18. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Chất, lượng. B. Phát triển.
C. Mâu thuẫn. D. Mặt đối lập.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?
A. Giới tự nhiên là cái sẵn có.
B. Kim loại có tính dẫn điện.
C. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
D. Thế giới tồn tại khách quan.
Câu 20. Đối với các sự vật, hiện tượng, vận động được coi là gì?
A. Cách thức phát triển. B. Thuộc tính vốn có.
C. Khuynh hướng tất yếu. D. Hiện tượng phổ biến.
Câu 21. Phải làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?
A. Tiến hành phê bình và tự phê bình.
B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”.
C. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.
D. Điều hòa mẫu thuẫn.
Câu 22. Vấn đề cơ bản của Triết học là quan hệ nào dưới đây?
A. Lí luận và thực tiễn. B. Vật chất và ý thức.
C. Vật chất và vận động. D. Biện chứng và siêu hình.
Câu 23. Vận động nào dưới đây không được coi là phát triển?
A. Sắt bị oxi hóa. B. Gà đẻ trứng.
C. Hoa kết trái. D. Cây lúa trổ bông.
Câu 24. Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào?
A. Cơ học. B. Hoá học. C. Vật lý. D. Sinh học.
Câu 25. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng đi theo chiều hướng
A. không chấp nhận nhau. B. trái ngược nhau.
C. khác nhau. D. giống nhau.
Câu 26. Triết học Mác - Lê nin chia vận động thành mấy hình thức cơ bản?
A. 5 hình thức. B. 2 hình thức.
C. 4 hình thức. D. 3 hình thức.
Câu 27. Trong cuộc sống, khi bắt gặp những hành vi sai trái, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây để phù hợp với quan điểm Triết học Mác – Lê nin về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
A. Kiên quyết bảo vệ cái đúng. B. Một điều nhịn chín điều lành.
C. Dĩ hòa vi quý. D. Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Câu 28. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?
A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.
B. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.
C. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.
D. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.
Câu 29. Triết học gọi hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau gọi là gì?
A. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập.
B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.
C. Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau.
D. Sự chuyển hóa của hai mặt đối lập.
Câu 30. Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển?
A. Học sinh lên lớp. B. Xác động vật chết thối.
C. Nước đun nóng bốc hơi. D. Lá cây rụng.
Câu 31. Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung nào dưới đây?
A. Vấn đề cơ bản của Triết học.
B. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học.
D. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 32. Phương pháp nào dưới đây xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển là phương pháp luận nào sau đây?
A. Biện chứng. B. Duy tâm.
C. Duy vật. D. Siêu hình.
Câu 33: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là mâu thuẫn triết học?
A. Hoa và Thắm đang tranh cãi nhau gay gắt.
B. Tập thể lớp 10A có 20 bạn nam, 17 bạn nữ.
C. Hùng đến trường bằng xe đạp còn An đi xe máy.
D. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển.
Câu 34: Bàn về sự phát triển, Lê Nin viết: “sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập” Câu nói đó của Lê Nin bàn về
A. hình thức của sự phát triển. B. nội dung của sự phát triển.
C. điều kiện của sự phát triển. D. nguồn gốc của sự phát triển.
Câu 35: Thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập?
A. Hai mặt đối lập liên hệ với nhau, làm tiền đề tồn tại.
B. Các mặt đối lập có quan hệ gắn bó mật thiết.
C. Các mặt đối lập không thể tồn tại nếu thiếu nhau.
D. Các mặt đối lập cùng song song tồn tại.
Câu 36: Khái niệm phát triển khái quát những vận động theo chiều hướng nào?
A. Tiến lên. B. Thụt lùi. C. Tuần hoàn. D. Nhảy vọt.
Câu 37: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất thuộc hình thức vận động cơ bản nào?
A. Cơ học. B. Vật lí. C. Hóa học. D. Sinh học.
Câu 38: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách nào?
A. Phê bình và tự phê bình. B. Phân biệt cái tốt, xấu, đúng sai.
C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. Thương lượng, điều hòa mâu thuẫn.
Câu 39: Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi nào?
A. tương tác với nhau. B. bài trừ, gạt bỏ nhau.
C. xung đột với nhau. D. đối đầu với nhau.
Câu 40: Những sự vật, hiện tượng nào sau đây được coi là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?
A. Dài ngắn. B. Đồng hóa, dị hóa. C. Cao thấp. D. Tròn và méo.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 10. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: