Đề KSCL môn Hóa 9 năm học 2019-2020 Trường THCS Dương Văn Thì

TRƯỜNG THCS DƯƠNG VĂN THÌ

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

Môn HÓA HỌC 9

Thời gian làm bài 60 phút

 

Câu 1 (3,0 điểm):  Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết khối lượng mol của các chất A1, A2, A3 thỏa mãn các biểu thức sau:

\({M_{{A_1}}} + {M_{{A_2}}} + {M_{{A_3}}} = 57\) 

\({M_{{A_2}}} - {M_{{A_1}}} = 25\)

\({M_{{A_3}}} - {M_{{A_2}}} = 1\)

Hãy xác định công thức của các chất: X, A1, A2, A3, A4, A5, A6 và viết phương trình hóa học để thực hiện các chuyển hóa trên.

Câu 2 (2,0 điểm): Để một mẩu kim loại Fe có khối lượng 14 (gam) ngoài không khí sau một thời gian thu được m1 (gam) rắn A gồm Fe và các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn rắn A vào m2 (gam) dung dịch HNO3 12,6 % loãng (dư 20% so với lượng phản ứng) thì thu được 3,36 lít (đktc) khí NO duy nhất. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính m1, m2.

Câu 3 (2,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 2,09 gam hỗn hợp A gồm Na và Na2O (tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3) trong nước dư thì thu được 100 ml dung dịch B. Cho 100 ml dung dịch AlCl3 0,2M vào dung dịch B đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m (gam) kết tủa và dung dịch D. Giả sử quá trình xảy ra phản ứng không làm thay đổi thể tích dung dịch. Tính m và nồng độ mol của chất tan trong dung dịch D.

Câu 4 (3,0 điểm): (3,0 điểm): Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 và Al(OH)3. Cho 20,22 gam hỗn hợp X tan hết trong 200 ml dung dịch NaOH 3,5M thì thu được dung dịch Y và 16,8 lít khí (đktc). Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì đã dùng 100 ml dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam rắn khan.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và tính m.

ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL MÔN HÓA HỌC 9

Câu 1:

Giải hệ phương trình ⇒ MA1 = 2; MA2 = 27; MA3 = 28

⇒ X: Fe3O4;  A1: H2; A2: Al ; A3: CO  ; A4: HCl ; A5: FeCl3  ; A6: Fe(OH)3 hoặc FeCl2.

Các phương trình phản ứng:

(1) 2Al  +  6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ­

(2) Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O

(3) 3Fe3O4 + 8Al→ 9Fe + 4Al2O3

(4) Fe3O4 + 4CO→ 3Fe + 4CO2

(5) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ­

(6) 3Fe  +  2O2 → Fe3O4

(7) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(8) H2 + Cl2 → 2HCl

(9) Fe3O4  + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

(10) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ¯ + 3NaCl

Hoặc 2FeCl3  + Fe → 3FeCl2  (Nếu chọn A6 là FeCl2)

(11)  6HCl  + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O

(12)  Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Hoặc  2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3  (Nếu chọn A6 là FeCl2)

Câu 2: Tính nFe = 0,25 mol; nNO = 0,15 mol

Các phương trình phản ứng:

2Fe  +  O2 → 2FeO

3Fe  +  2O2 → Fe3O4

4Fe  +  3O2 → 2Fe2O3

* Cách 1: Bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn khối lượng.

Đặt công thức các chất trong A là: FexOy

3FexOy  + (12x – 2y)HNO3 → 3xFe(NO3)3 + (6x – y)H2O + (3x – 2y) NO ­

Bảo toàn số mol Fe → nFe(NO3)3 = 0,25 mol

Bảo toàn số mol N → nHNO3 (phản ứng) = 0,15 + 0,25.3 = 0,9 mol

Bảo toàn khối lượng → m1 = 0,25.242 + 0,45.18 + 0,15.30 – 0,9.63 = 16,4 gam

m2 =  540 gam.

* Cách 2: phân tích hệ số:

3FexOy  + (12x – 2y)HNO3 → 3xFe(NO3)3 + (6x – y)H2O + (3x – 2y) NO ­

Theo phản ứng →  \({n_{NO}} = {n_{Fe}} - \frac{2}{3}{n_O} \Rightarrow {n_O} = (0,25 - 0,15):2/3 = 0,15{\rm{ mol}}\)

\({n_{HN{O_3}}} = 4{n_{Fe}} - \frac{2}{3}{n_O} = 4.0,25 - \frac{{0,15.2}}{3} = 0,9{\rm{ mol}}\)                 

→ m1 =  = 14 + 0,15.16 = 16,4 gam

→  \({m_2} = \frac{{0,9.63.120.100}}{{100.12,6}} = 540g\)

* Cách 3: Sử dụng quy đổi.

Quy đổi X gồm Fe và Fe2O3

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3  +  3H2O

a →     6a (mol)

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3  +  2H2O  + NO ­

 0,15  0,6                                              0,15 mol

Ta có  0,15 + 2a = 0,25 → a = 0,05 mol

m1 = 0,05.160 + 0,15.56 = 16,4 gam

nHNO3 (phản ứng) = 0,05.6 + 0,6 = 0,9 mol

→  \({m_2} = \frac{{0,9.63.120.100}}{{100.12,6}} = 540g\)

* Cách 4: Sử dụng quy tắc hóa trị

Theo quy tắc hóa trị →  \(3{n_{Fe}} = 2{n_O} + 3{n_{NO}} \Rightarrow {n_O} = (3.0,25 - 3.0,15):2 = 0,15{\rm{ mol}}\)

→ m1 = mFe + mO = 14 + 0,15.16 = 16,4 gam

Bảo toàn số mol N → nHNO3 (phản ứng) = 0,15 + 0,25.3 = 0,9 mol

→   \({m_2} = \frac{{0,9.63.120.100}}{{100.12,6}} = 540g\)

Câu 3:

nNa = 0,03 mol

2Na  +  2H2O → 2NaOH + H2 ­

Na2O + H2O → 2NaOH

Bảo toàn số mol Na → nNaOH = 0,01 + 0,03.2 = 0,07 mol

nAlCl3  = 0,1.0,2 = 0,02 mol

Đặt \(T = \frac{{{n_{OH}}}}{{{n_{Al}}}} = \frac{{0,07}}{{0,02}} = 3,5\)

Vì 3 < T < 4 → Kết tủa bị tan một phần (có cả NaAlO2 và Al(OH)3)

AlCl3 + 3NaOH  → Al(OH)3  + 3NaCl

0,02    0,06            0,02            0,06 (mol)  

Al(OH)3   +     NaOH → NaAlO2 + 2H2O

0,01         (0,07 – 0,06)    0,01 mol

Khối lượng kết tủa:  m = (0,02 – 0,01).78 = 0,78 gam

Vdd D = 0,1 + 0,1 = 0,2 lít

Nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch D:

\({C_{M{\rm{ NaCl}}}}{\rm{ = }}\frac{{0,06}}{{0,2}} = 0,3M{\rm{ ; }}{C_{M{\rm{ NaAl}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ = }}\frac{{0,01}}{{0,2}} = 0,05M\) 

Câu 4:

Tính nH2 = 0,75 mol ; nNaOH = 0,7 mol; nHCl = 0,1 mol

Gọi x,y lần lượt là số mol Al2O3 và Al(OH)3

2Al  +  2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 ­

0,5 …………………………………….0,75 mol

Al2O3  + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

x         2x (mol)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

y              y

Khi kết tủa bắt đầu xuất hiện thì NaOH vừa hết.

HCl  +  NaOH →  NaCl + H2O

0,1       0,1           0,1 mol

Bảo toàn mol Na → nNaAlO2 = 0,7 – 0,1=0,6 mol

→ m = 0,6.82 + 0,1.58,5 = 55,05 gam

Ta có:   \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{102x + 78y = 20,22--0,5.27 = 6,72}\\
{2x + {\rm{ }}y = 0,7--0,1 - 0,5 = 0,1}
\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 0,02\\
y = 0,06
\end{array} \right.\)

\(\% {m_{Al}} = \frac{{0,5.27}}{{20,22}} \cdot 100\%  = 66,77\% \)

\(\% {m_{A{l_2}{O_3}}} = \frac{{0,02.102}}{{20,22}} \cdot 100\%  = 10,09\%  \Rightarrow \% {m_{Al{{(OH)}_3}}} = 23,14\% \)

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề KSCL môn Hóa 9 năm học 2019-2020 Trường THCS Dương Văn Thì, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đâyy:

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?