Đề KSCL lần 4 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Nhị Chiểu

TRƯỜNG THPT NHỊ CHIỂU

ĐỀ KHẢO SAT CHẤT LƯỢNG LẦN 4

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Hãy cho biết, phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2

B. NaOH + HCl → NaCl + H2O

C. Fe + KNO3 + 4HCl→ FeCl3 + KCl + NO + 2H2O

D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 2: Kim loại Natri là kim loại kiềm, có tính khử rất mạnh. Natri được dùng làm trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân và làm xúc tác cho một số phản ứng tổng hợp hợp chất hữu cơ. Nguyên tử nguyên tố Na có điện tích hạt nhân là 11+, số khối là 23. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử nguyên tố Natri là

A. 22.                                  B. 12.                             C. 11.                             D. 23.

Câu 3: Cho phản ứng:  FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3+ K2SO4 + H2O.  Sau khi cân bằng với hệ số nguyên tối giản nhất thì hệ số của chất khử trong phương trình là

A. 25.                                  B. 6.                               C. 1.                               D. 27.

Câu 4: Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, sự biến đổi tính axit–bazơ của các oxit cao nhất và các hiđroxit tương ứng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là

A. tính axit và bazơ đều giảm.                                  B. tính axit và bazơ đều tăng.

C. tính axit tăng dần, tính bazơ giảm dần.               D. tính axit giảm dần, tính bazơ tăng dần.

Câu 5: Hoà tan 8,45 gam oleum X (H2SO4.nSO3) vào nước được dung dịch Y, để trung hoà dung dịch Y cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Gía trị của n là?

A. 3.                                    B. 5.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 6: Cho 26,32 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là

A. 37,80.                             B. 36,97.                        C. 19,05.                        D. 12,70.

Câu 7: X là muối bromua của một kim loại trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cho 4 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 7,52 gam kết tủa màu vàng nhạt. Công thức muối X là

A. BeCl2                             B. BaCl2.                        C. MgCl2.                       D. CaBr2.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm để thu khí SO2 người ta dùng cách nào sau ?

A. Đẩy không khí, ngửa bình thu                             B. Đẩy nước, úp bình thu

C. Đẩy nước, ngửa bình thu                                     D. Đẩy không khí, úp bình thu

Câu 9: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là

A. Na2CO3.                         B. NaOH.                      C. BaCl2.                        D. NaCl.

Câu 10: Để hạn chế khí clo thoát ra gây ô nhiễm môi trường khi tiến hành thí nghiệm điều chế khí clo, cần đặt trên miệng bình thu một mẩu bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. CaCl2.                            B. Ca(OH)2.                   C. quỳ tím.                     D. H2SO4.

Câu 11: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là

A. muối ăn.                         B. cát.                            C. lưu huỳnh.                 D. vôi sống.

Câu 12: Hợp chất X có các đặc điểm sau: là chất khí ở điều kiện thường, nặng hơn không khí, làm nhạt màu thuốc tím, bị hấp thụ bởi dung dịch Ba(OH)2 dư tạo kết tủa trắng. X là chất nào sau đây?

A. Cl2.                                 B. H2S.                           C. CO2.                          D. SO2.

Câu 13: Hoà tan khí clo vào dung dịch KOH đặc nóng dư, dung dịch thu được sau phản ứng có các chất tan là

A. KCl, KClO                    B. KCl, KClO3              C. KCl, KClO,KOH      D. KCl, KClO3, KOH

Câu 14: Có thể phân biệt 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. phenolphtalein.              B. Al                              C. Al2O3                         D. BaCO3

Câu 15: Cấu hình electron của ion Cr3+ là (biết Cr có Z = 24)

A. [Ar]3d5.                         B. [Ar]3d3.                     C. [Ar]3d2.                     D. [Ar]3d4.

Câu 16: Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết  ³ 1,7 thì đó là liên kết

A. cộng hoá trị có cực                                               B. cộng hoá trị không cực

C. kim loại.                                                                D. ion.

Câu 17: Khí nào sau có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?

A. CO2.                               B. SO2.                           C. H2S.                           D. O2.

Câu 18: Khi tăng nhiệt độ từ 100C lên tới 300C thì tốc độ của một phản ứng hoá học tăng 4 lần. Để tốc độ phản ứng trên tăng 16 lần so với ở 100C thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ nào ? (các điều kiện phản ứng khác giữ nguyên).

A. 800C                               B. 500C                          C. 600C                          D. 400C

Câu 19: Cho các chất sau: HCl, H2S, SO2, SO3. Chất nào không có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4?

A. H2S.                               B. SO3.                           C. HCl.                          D. SO2.

Câu 20: Để phân biệt khí SO2 và H2S bằng phương pháp hóa học ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch nước Brom                                         B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch HCl                                                     D. Dung dịch CuCl2

Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 8 gam CuO bằng lượng đủ V lít dung dịch H2SO4 loãng 0,05 M. Giá trị của V là

A. 3,0 lít.                            B. 2,0 lít.                        C. 2,5 lít.                        D. 4,0 lít.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 33,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu trong không khí thì thu được 41,4 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Cho Y tác dụng hoàn toàn với V ml dung dịch H2SO4 20% (d=1,14g/ml). Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 215 ml.                           B. 245 ml.                      C. 43 ml.                        D. 86 ml.

Câu 23: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây?

A. Au.                                 B. Fe.                             C. Ag.                            D. Cu.

Câu 24: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) thu được là

A. 4,48 lit.                          B. 6,72 lit.                      C. 2,24 lit.                      D. 3,36 lit.

Câu 25: Cho dãy các chất: FeS2, Cu, Na2SO3, S, Fe2O3, FeSO4, Fe(OH)2, FeO, Al2O3. Số chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư tạo ra khí SO2

A. 7.                                    B. 4.                               C. 6.                               D. 5.

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến câu 40 của đề KSCL lần 4 môn Hóa 10 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề KSCL lần 4 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Nhị Chiểu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?