Đề KSCL lần 1 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Yên Lạc 2

  SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC                                                     ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC  2                                                          NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                           MÔN: NGỮ VĂN 10

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

(1) Mỗi người trên thế giới này đều có một cuộc đời riêng và duy nhất, với những ngoại hình và hoàn cảnh khác nhau không bao giờ trùng lặp. Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim - những bộ phim cuộc đời con người. Ai cũng có bộ phim cuộc đời của riêng mình, bất kể đó là kẻ hành khất hay một vị vua.

(2)Trong bộ phim cuộc đời ấy, chúng ta vừa là người viết kịch bản, vừa là đạo diễn kiêm diễn viên và thậm chí kiêm khán giả nữa. Nhưng có mội sự thật đáng tiếc, thay vì làm đạo diễn điều khiển cuộc đời mình, dường như chúng ta lại thích thú hơn với việc làm khán giả cho bộ phim của người khác, từ người thân quen, người trong các mối quan hệ xã giao hay thậm chí là người hoàn toàn xa lạ. Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm. Nó không chỉ làm bạn hao phí nhiều thời gian, sinh lực mà còn khiến bạn quen với thế bị động, bị động theo dõi người khác và rồi bị động luôn với chính cuộc đời mình. Mỗi ngày, nhờ internet bạn biết được bao nhiêu chuyện “hay hay” trên thế giới, từ cô nàng minh tinh màn bạc Hollywood lộ hàng khi dạo phố cho đến anh nhà quê tung clip âm nhạc mới, từ hotgirl khoe đường cong cho tới anh chàng trẻ tuổi công khai làm lành với vợ... Thừa nhận đi, một ngày bạn đọc bao nhiêu tin tức kiểu này, theo dõi bao nhiêu người xa lạ kiểu này? Tình nguyện làm khán giả vô hình cho những thứ vô bổ, những người xa lạ ở tận đâu đâu như vậy, bạn sẽ mãi đóng vai quần chúng trong cuộc đời người khác. Cứ như vậy, cuộc đời bạn ai sẽ đóng thay đây hay nói đúng hơn, cuộc đời bạn ai sẽ sống thay?

(Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nxb Thế giới, tr. 10 - 11)

Câu 1: Một thói quen nguy hiểm được nhắc đến trong văn bản là thói quen gì?

Câu 2: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn văn (1).

Câu 3: Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm?

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản? (Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó).

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 đim):

Từ việc đọc hiểu đoạn trích, hãy soi chiếu vào bản thân và viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa?

Câu 2. (5,0 điểm):

Cảm nhận của Anh/Chị về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.

.......HẾT.........

             HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. 

Một thói quen nguy hiểm được nhắc đến trong văn bản là thói quen tình nguyện làm khán giả cho người khác

Câu 2.

Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn (1).

  • Chỉ ra câu văn có biện pháp tu từ so sánh: Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim - những bộ phim cuộc đời con người. Mỗi cuộc đời so sánh với một bộ phim;
  • Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, dễ hiểu trong diễn đạt. Qua đó, người đọc nhận thức được sự phong phú, đa đạng và phức tạp khi bàn về cuộc đời con người.

Câu 3.

Tác giả bài viết lại cho rằng: việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là mội thói quen nguy hiểm là vì:

  • Làm hao phí nhiều thời gian và sinh lực của bạn, những thứ vốn rất quý giá nhưng lại hữu hạn của cuộc đời mỗi người.
  • Khiến bạn quen với thế bị động, bị động theo dõi cuộc đời người khác và bị động với cả cuộc đời mình.

Câu 4.

Có thể trả lời bằng một trong đó thông điệp sau:

  • Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim - những bộ phim cuộc đời con người. Ai cũng có bộ phim cuộc đời của riêng mình, bất kể đó là kẻ hành khất hay một vị vua.
  • Trong bộ phim cuộc đời ấy, chúng ta vừa là người viết kịch bản, vừa là đạo diễn kiêm diễn viên và thậm chí kiêm khán giả nữa.
  • Việc làm khán giả bao giờ cũng dễ dàng và tốn ít sinh lực hơn làm đạo diễn hay diễn viên chính.
  • Các nhu cầu cuộc sống ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn nên một bộ phận người trẻ không cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều trong cuộc sống. Họ dành thời gian và sinh lực quan tâm đến những thứ vô bổ xung quanh.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 đim):

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa?

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

Giải thích.

Sống là chính mình nghĩa là sống thật với con người, sống những gì tự nhiên có, không gò ép, không áp đặt, sống đúng với bản chất, nghĩa là sống đúng với sở thích, đúng với con người thật.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề KSCL lần 1 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Yên Lạc 2. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?