Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 lần 1 - Trường THPT Phan Châu Trinh

      SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG                                                                        ĐỀ  ÔN TẬP HỌC KÌ 2

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH                                                     NĂM HỌC: 2019 - 2020

                                                                                                                     MÔN: NGỮ VĂN 10

Đề 1

Ngô là ai? Dụng ý của Nguyễn Trãi khi dùng hai chữ “bình Ngô”? … Ngô là nước Ngô, người Ngô, giặc Ngô! Vâng! Nhưng nguồn gốc của chữ Ngô từ đâu ra?

 Chu Nguyên Chương gốc người Hào Châu, mà, Hào châu xưa, thuộc đất Ngô. Vì thế, Ngô chính là quê cha đất tổ của người sáng lập ra nhà Đại Minh: Thái Tổ Chu Nguyên Chương! Hơn nữa, khi sự nghiệp đang trên đà thắng lợi (chiếm xong lộ Tập Khánh), năm 1356, Chu Nguyên Chương xưng Ngô Quốc công, ý muốn nhắc tới nguồn gốc của mình: người đất Ngô. Tám năm sau, khi sự nghiệp sắp thành công, ông cải xưng là Ngô Vương, ý muốn hồi cố và ước mơ sự nghiệp của mình sánh với nước Ngô thời cực thịnh dưới quyền Ngô Vương Hạp Lư đánh tan nước Sở hùng mạnh, truyền ngôi cho con là Ngô Vương Phù Sai; Phù Sai lại diệt nước Việt, cầm tù Việt Vương Câu Tiễn… Bởi vậy, Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Minh Thái Tổ khi chưa lên ngôi: Ngô Quốc công, Ngô Vương; vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của người khai sáng ra nhà Đại Minh: Chu Nguyên Chương! “Bình Ngô” là “bình” tận gốc gác nòi giống họ Chu – Thái Tổ nhà Minh. Ba đời Vua Minh xâm lược nước ta là, Thành Tổ Chu Đệ, Nhân Tông Chu Cao Xí, Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ Tuyên Đức. Nếu kể từ thái Tổ Chu Nguyên Chương, Tuyên Đức là đời vua Minh thứ năm. “Bình Ngô” là bình tận ông thượng tổ năm đời của “đứa trẻ ranh” Tuyên Đức. Hai chữ “Đại cáo” nói riêng, nhan đề Bình Ngô đại cáo nói chung, mang ý nghĩa thâm thúy và sâu sắc như vậy(…)

 ( Bình Ngô đại cáo-Một số vấn đề về chữ nghĩa-PGS TS Nguyễn Đang Na)

Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Nêu những ý chính của văn bản.

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 3: Câu văn nào trong văn bản đánh giá nét độc đáo khi dùng từ Bình Ngô của Nguyễn Trãi theo nhận xét của người viết.

           -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

 

Đề 3:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

(1)“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

(Trích Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn, SGK, Ngữ văn 8)

 (2)“Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ. Những trằn trọc trong cơn mộng mị, Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, Chính lúc quân thù đang mạnh.”

(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi , Ngữ văn 10, Tập hai, tr.17- NXB Giáo dục, 2006)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2)?

Câu 2: Hãy so sánh nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn ở Hịch tướng sĩ và tâm trạng của Lê Lợi ở Đại cáo bình Ngô ?

Câu 3: Từ 2 văn bản, viết một văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay.

 

.......HẾT.........

             HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

Đề 1

Câu 1.

Ý chính của văn bản:

  • Người viết giải thích nguồn gốc của chữ Ngô trong nhan đề Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi;
  • Người viết lí giải nguyên nhân tại sao Nguyễn Trãi dùng từ Bình Ngô.

Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là thuyết minh theo phương pháp giải thích

Câu 3. Câu văn trong văn bản đánh giá nét độc đáo khi dùng từ Bình Ngô của Nguyễn Trãi theo nhận xét của người viết :

  • “Bình Ngô” là “bình” tận gốc gác nòi giống họ Chu – Thái Tổ nhà Minh. Ba đời Vua Minh xâm lược nước ta là, Thành Tổ Chu Đệ, Nhân Tông Chu Cao Xí, Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ Tuyên Đức.
  • “Bình Ngô” là bình tận ông thượng tổ năm đời của “đứa trẻ ranh” Tuyên Đức.

 

Đề 2

 Câu 1. Ý chính của các văn bản trên :

  • Văn bản (1) : Bài thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta và ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc và nền độc lập dân tộc ;
  • Văn bản (2) nêu luận đề chính nghĩa: Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự ý thức về sức mạnh dân tộc.

Câu 2. Giải thích ý nghĩa các từ trong văn bản (2) :

  • Nhân nghĩa: Là cách cư xử, là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng.
  • Yên dân: Là làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên ổn làm ăn để đất nước ổn định và phát triển.
  • Trừ bạo: tiêu diệt những kẻ bạo tàn đã gây ra những đau khổ cho nhân dân.

 Câu 3. Điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung khẳng định lời Tuyên ngôn độc lập của 2 văn bản trên ?

  • Giống nhau: cả 2 văn bản đều đưa ra các tiêu chí làm cơ sở khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộ : có tên nước, có vua, có biên giới ;
  • Khác nhau : ngoài 3 tiêu chí trên, trong văn bản (2), Nguyễn Trãi đã bổ sung các tiêu chí so với bài Sông núi nước Nam như : có nền văn hiến, có phong tục, có anh hùng.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

 Nội dung: Từ lời khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc ở 2 văn bản, thí sinh bày tỏ suy nghĩ của mình: Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tuổi trẻ phải luôn nêu cao ý thức cảnh giác với kẻ thù dù bất cứ lúc nào. Tuổi trẻ cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền đất Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền đất nước. Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

          -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 lần 1 - Trường THPT Phan Châu Trinh. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?