Đề KSCL HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Phúc Đồng

UBND QUẬN LONG BIÊN                                                                             ĐỀ KSCL HỌC KÌ 2

TRƯỜN THCS PHÚC ĐỒNG                                                                        NĂM HỌC: 2018 -2019

                                                                                                                        MÔN: NGỮ VĂN 9

Phần I

Trăng từ lâu đã là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu  bài thơ “Ánh trăng” tác giả Nguyễn Duy viết:     

 Hồi nhỏ sống với đồng

với sông và với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ…

Và sau đó, tác giả thấy:                 

… vầng trăng đi qua ngõ

  như người dưng qua đường…

Câu 1. Chỉ ra mạch vận động cảm xúc của bài thơ “Ánh trăng”

Câu 2. Trong hai câu thơ “ hồi chiến tranh ở rừng / vầng trăng thanh tri kỉ”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.

Câu 3.Trăng đã từng được coi là “tri kỉ”, nhưng vì sao ở câu thơ sau, trăng lại được xem: “ như người dưng qua đường”?

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ nghĩa tình sâu nặng không hề đổi thay của vầng trăng đối với con người trong bài thơ trên, trong đoạn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu chứa thành phần phụ chú ( gạch dưới câu hỏi tu từ và thành phần phụ chú).

Câu 5. Trong bài thơ “Ánh trăng”, cuộc gặp gỡ tình cờ với trăng đã gợi lên trong lòng nhân vật trữ tình bao cảm xúc. Ở chương trình Ngữ văn THCS, em đã học bài thơ nào cũng viết về cuộc gặp gỡ tình cờ như thế? Hãy nêu rõ tên văn bản, tên tác giả.

Phần II.

Trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan có viết:

   “Trong một thế giới mạng, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn”đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến.”

                                       (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2015)

Câu 1.  Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu nào của con người Việt Nam?

Câu 2. Xác định một thành ngữ trong đoạn trích. Cách dùng thành ngữ ấy có tác dụng gì?

Câu 3. Không thể phủ nhận rằng “thế giới mạng” đã giúp con người dễ dàng gắn kết với nhau, song việc dành quá nhiều thời gian cho “thế giới ảo” khiến nhiều bạn trẻ đánh mất cơ hội khám phá những điều giản dị mà có ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy viết một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về “Những điều giản dị mà ý nghĩa trong cuộc sống”.

..........HẾT............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I

Câu 1.

Mạch vận động cảm xúc: theo trình tự thời gian từ quá khứ thuở nhỏ, thời chiến tranh đến thời bình hiện tại và kết lại trong cái giật mình cuối bài.

Câu 2.

  • Trong hai câu thơ “ hồi chiến tranh ở rừng / vầng trăng thành tri kỉ”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ nhân hóa “vầng trăng thành tri kỉ”
  • Tác dụng:
    • Diễn tả sự thấu hiểu, sẻ chia giữa trăng và người.
    • Tình cảm gắn bó, thiêng liêng; nghĩa tình sâu nặng giữa người và trăng.

Câu 3.

  • Lý do khiến tác giả viết: vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường vì:
    • Thời gian thay đổi, năm tháng đã trôi qua
    • Không gian, điều kiện sống thay đổi. Con người ở trong điều kiện tiện nghi hiện đại, khác với miền không gian đồng, sông, rừng, bể thời quá khứ.
    • Con người đã lãng quên quá khứ, tình cảm với trăng đã phai nhạt.

Câu 4.

Hình thức:

  • Đủ số câu, đúng kiểu đoạn văn diễn dịch
  • lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy
  • Trình bày sạch sẽ, không sai chính tả
  • Có sử dụng câu hỏi tu từ và thành phần phụ chú (gạch chân, gọi tên)

Nội dung:

HS phát hiện và khai thác được giá trị của các tín hiệu nghệ thuật tiêu biểu để làm sáng tỏ các ý sau:

  • Hồi nhỏ, hồi chiến tranh:
    • Trăng là người bạn tri kỉ, nghĩa tình; chia ngọt, sẻ bùi với nhân vật trữ tình.
  • Hồi về thành phố:
    • Dù cho con người có vô tình, lãng quên nhưng trăng vẫn hiện hữu xung quanh con người và xuất hiện đúng lúc con người cần trăng nhất
    • Trăng không hề thay đổi vẫn vẹn nguyên tròn đầy, thủy chung= > tình cảm của trăng với người là bất biến, vĩnh hằng.
    • Trăng không một lời trách cứ mà nghiêm khắc nhưng bao dung độ lượng.

=> Tình cảm, thái độ của trăng đã giúp con người  “giật mình” để nhận ra lỗi lầm và để sống tốt đẹp hơn theo đạo lí uống nước nhớ nguồn.

Câu 5.

Bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch

Phần II.

Câu 1.

  • Những điểm mạnh của con người Việt Nam:
  • Thông minh, nhạy bén với cái mới
  • Cần cù, sáng tạo
  • Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
  • Bản tính thích ứng nhanh
  • Những điểm yếu của người Việt Nam:
    • Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành
    • Thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương
    • Đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày
    • Hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại, hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.

Câu 2.

  • Xác định thành ngữ: Trâu buộc ghét trâu ăn
  • Tác dụng:
    • Sự diễn đạt sinh động, ngắn gọn 
    • Cho thấy, một trong những điểm yếu của người Việt Nam là đố kị trong làm ăn và trong cuộc sống
    •  Vấn đề  mang tính uyên bác  trở nên dễ hiểu, gần gũi với đời sống.

   -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề KSCL HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Phúc Đồng. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình nhé.

                                                                                              ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?