SỞ GD - ĐT BẮC NINH | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Câu 1: Khi để cá lên cạn thì cá sẽ nhanh bị chết, vì
A. làm cho bề mặt trao đổi khí giãn ra nên không trao đổi khí được.
B. các phiến mang cá bị xẹp xuống làm giảm bề mặt trao đổi khí, mang cá bị khô nên không hô hấp được.
C. làm cho da của cá bị khô nên không trao đổi khí được.
D. nhiệt độ trên cạn cao hơn nên không lấy được oxi.
Câu 2: Giải thích câu thành ngữ: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe sấm dậy phất cờ mà lên”
A. Vụ chiêm nhiệt độ cao, hoạt động vi sinh vật diễn ra mạnh phân hủy chất hữu cơ làm tăng dinh dưỡng trong đất.
B. Vào vụ mưa, lúa ở giai đoạn 3-4 tuần tuổi nên khả năng sinh trưởng mạnh, tốc độ phát triển là cao nhất.
C. Vụ chiêm là vụ khô hạn, sau cơn mưa đầu mùa lượng nước dồi dào cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.
D. Trong cơn mưa đầu mùa, N2 dưới điều kiện tia lửa điện và nước sẽ tạo thành NO3- làm tăng lượng đạm cung cấp cho cây
Câu 3: Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt chiếm tỉ lệ là: 1 : 3 : 4. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
(1). Chu kì hoạt động của tim bắt đâu từ pha co tâm thất, sau đó là pha co tâm nhĩ và cuối cùng là pha dãn chung.
(2). Thời gian một chu kì tim là 0,0833s.
(3). Tổng thời gian tâm nhĩ và tâm thất co bằng với thời gian pha dãn chung.
(4)Trong chu kì, thời gian tâm nhĩ và tâm thất nghỉ ngơi lần lượt là: 0,0729s và 0,0521s.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 4: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi cấy trong môi trường chứa N14 trong 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây sai?
(1) số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3h là 1533
(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3h là 1530
(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3h là 6
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 5: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng sau:
(1) Đỉnh sinh trưởng của thân cành luôn hướng về phía có ánh sáng.
(2) Hệ rễ của thực vật luôn đâm sâu vào trong lòng đất để lấy nước và muối khoáng.
(3) Khi có va chạm, lá cây xấu hổ cụp lại.
(4) Hoa nghệ tây và hoa tuy lip nở và cụp theo nhiệt độ môi trường.
(5) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại vào chiều tối.
Có bao nhiêu hiện tượng là ứng động sinh trưởng ở thực vật
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về hướng trọng lực của cây?
A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với trọng lực gọi là hướng trọng lực âm
B. Hướng trọng lực giúp rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.
C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương.
D. Phản ứng của cây đối với trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay hướng đất.
Câu 7: Thực vật hạt kín có kiểu gen Aa. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình giảm phân và thụ tinh đều diễn ra bình thường. Kiểu gen trong tế bào phôi nhũ của hạt là:
A. AAA, AAa hoặc Aaa B. AA và aa
C. AAA, Aa và aa D. AAA, AAa, Aaa hoặc aaa
Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật?
A. Cây có thể trực tiếp hấp thụ được NO và NO2
B. Cây có thể trực tiếp hấp thụ được nito hữu cơ và nito khoáng từ đất.
C. Rễ cây chỉ hấp thụ nito khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+
D. Thực vật có khả năng hấp thụ nito phân tử.
Câu 9: Bạn tiến hành ngâm hạt ngô có phôi còn sống và hạt ngô bị luộc làm chết phôi vào dung dịch xanh methylen (độc cho tế bào). Sau một thời gian 1 giờ bạn sẽ thu nhận được kết quả nào dưới đây?
A. Phôi hạt ngô sống màu xanh, hạt ngô chết màu trắng.
B. Phôi hạt ngô sống màu trắng, hạt ngô chết màu xanh.
C. Cả hai loại đều có phôi màu xanh.
D. Cả hai loại đều có phôi màu trắng.
Câu 10: Những hoocmôn môn ức chế sự sinh trưởng của thực vật là?
A. auxin, xitôkinin. B. axit abxixic, gibêrelin.
C. gibêrelin, êtylen. D. etylen, axit abxixic.
Câu 11: Bộ phận trong cây có nhiều kiểu hướng động
A. Thân B. Hoa
C. Rễ D. Lá
Câu 12: Quá trình chuyển hóa thành 2 do sự hoạt động của nhóm Vi khuẩn
A. cố định nitơ. B. nitrat hóa.
C. amôn hóa. D. phản nitrat hóa
Câu 13: Hình thức hô hấp của châu chấu là:
A. hô hấp bằng hệ thống ống khí.
B. hô hấp bằng mang.
C. hô hấp bằng phổi.
D. hô hấp qua bề mặt cơ thể
Câu 14: Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ khi có va chạm là do
A. Giảm nồng độ K+ B. Giảm nồng độ Ca2+.
C. Tăng nồng độ K+. D. Tăng nồng độ Ca2+.
Câu 15: Nhận xét nào không đúng về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch?
A. Càng xa tim huyết áp càng giảm.
B. Huyết áp đo được có trị số cực đại lúc tâm thất co.
C. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp.
D. Huyết áp ở mao mạch là thấp nhất.
Câu 16: Thân cây đậu cô ve quấn quanh một cọc rào là ví dụ về:
A. hướng sáng
B. hướng động
C. ứng động sinh trưởng
D. ứng động không sinh trưởng
Câu 17: Điều kiện nào dưới đây không đúng về quá trình cố định nitơ khí quyển?
A. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
B. Được cung cấp ATP.
C. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
D. Có các lực khử mạnh.
Câu 18: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở đâu?
A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non.
B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
C. Miệng, dạ dày, ruột non.
D. Chỉ diễn ra ở dạ dày.
Câu 19: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A. 3n = 24 B. 2n = 16 C. 3n = 36 D. 2n = 26
Câu 20: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch phổi?
A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất trái.
C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ trái.
Đáp án Đề KSCL đầu năm môn Sinh 12 năm học 2019-2020
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt chiếm tỉ lệ là: 1 : 3 : 4. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
(1). Chu kì hoạt động của tim bắt đâu từ pha co tâm thất, sau đó là pha co tâm nhĩ và cuối cùng là pha dãn chung.
(2). Thời gian một chu kì tim là 0,0833s.
(3). Tổng thời gian tâm nhĩ và tâm thất co bằng với thời gian pha dãn chung.
(4)Trong chu kì, thời gian tâm nhĩ và tâm thất nghỉ ngơi lần lượt là: 0,0729s và 0,0521s.
HD: (1) Sai
(2) thời gian một chu kì bằng : 60s /720 = 0,8333 (đúng)
(3): Đúng
(4) Đúng: thời gian tâm nhĩ co bằng 1/8*0,833 = 0,1041 thời gian nghỉ là: 0,8333 – 0,1041 = 0,0729s
Thời gian tâm thất co bằng 3/8*0,833= 0,3123 thời gian tâm thất nghỉ là: 0,8333 – 0,3123 = 0,521
→ Đáp án: B
Câu 4: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi cấy trong môi trường chứa N14 trong 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây sai?
(1) số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3h là 1533
(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3h là 1530
(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3h là 6
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
HD: (1) Đúng: 3 giờ → 180/20=9 lần phân chia, Tổng số tế bào con là 3x29=1536
(2) Sai: Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3h là: (1536-3)x2 = 3066
(3) Đúng: Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3h là: 3x(29- 2) = 1530
(4) Đúng: 3 x2 = 6
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: D
Câu 8: C
Câu 9: Bạn tiến hành ngâm hạt ngô có phôi còn sống và hạt ngô bị luộc làm chết phôi vào dung dịch xanh methylen (độc cho tế bào). Sau một thời gian 1 giờ bạn sẽ thu nhận được kết quả nào dưới đây?
A. Phôi hạt ngô sống màu xanh, hạt ngô chết màu trắng.
B. Phôi hạt ngô sống màu trắng, hạt ngô chết màu xanh.
C. Cả hai loại đều có phôi màu xanh.
D. Cả hai loại đều có phôi màu trắng.
HD: Phôi tb sống ko thấm xanhmethylen vì màng tế bào sống có tính thấm chọn lọc, chỉ cho chất có lợi đi qua mà không cho chất độc hại xanhmethylen đi qua.
Phôi tb chết thấm xanhmethylen vì màng tế bào chết không còn tính thấm chọn lọc nên xanhmethylen dễ dàng đi qua, đi vào trong tế bào chất, trong nhân tế bào
Câu 10: D
Câu 11: C
Câu 12: D
Câu 13: A
Câu 14: A
Câu 15: D
Câu 16: B
Câu 17: A
Câu 18: C
Câu 19: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là:
A. 3n = 24 B. 2n = 16 C. 3n = 36 D. 2n = 26
HD : Số loại giao tử đực 2n = 256 suy ra n = 8
Bộ NST của hợp tử là: a.n.24 = 384 (n = 8) suy ra a = 3 ( đáp án A)
Câu 20:C
{-- Từ câu 21 - 40 và đáp án của Đề KSCL đầu năm môn Sinh 12 năm học 2019-2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề KSCL đầu năm môn Sinh 12 năm học 2019-2020 - Trường THPT Thuận Thành 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !