Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS - THPT Mỹ Việt có đáp án

TRƯỜNG THCS - THPT MỸ VIỆT

 

ĐỀ KIỂM TRA ÔN TẬP HỌC KỲ 1

 NĂM HỌC MỚI 2019-2020

MÔN: SINH HỌC     LỚP: 8

(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Phản xạ là gì? Cho một số ví dụ ?

  • Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời các kích thích của môi trường.
  • Ví dụ:
    • Thức ăn chạm vào lưỡi thì tiết nước bọt
    • Ánh sáng chiếu vào mắt nhắm lại.

Câu 2. Cung phản xạ là gì? Vòng phản xạ là gì? Phân biệt?

  • Cung phản xạ: là con đường mà luồng xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
  • Vòng phản xạ: luồng xung thần kinh và và đường phản hồi tạo nên vòng phản xạ.
  • Phân biệt:

Cung phản xạ

Vòng phản xạ

  • Chi phối một phản ứng
  • Mang nhiều tính năng
  • Thời gian ngắn
  • Chi phối nhiều phản ứng
  • Có thể có sự tham gia của ý thức
  • thời gian kéo dài

Câu 3. Cấu tạo và chức năng của nơron?

  • Cấu tạo: bao gồm thân, nhân, sợi trục, sợi nhánh, bao mielin và cúc ximap.
  • Chức năng: Cảm ứng và dẫn truyền.

Câu 4. Bộ xương người được chia thành các phần nào? chức năng bộ xương người? Đặc điểm của từng loại khớp?

  • Bộ xương người chia thành 3 phần: Xương đầu, xương thân và xương chi. Các xương liên hệ nhau bởi khớp xương.
  • Chức năng bộ xương: nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ.
  • Đặc điểm của từng loại khớp:
    • Khớp bất động: là loại khớp không thể cử động được.
    • Khớp bán động là loại khớp cử động hạn chế.
    • Khớp động: Là loại khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn bao đầu khớp nằm trong bao chứa dịch khớp.

Câu 5. Trình bày cấu tạo và chức năng của xương dài?

Các phần của xương

Cấu tạo

Chức năng

Đầu xương

  • Sụn bọc đầu xương
  • Mô xương xốp: gồm các nan xương
  • Giảm ma sát
  • Phân tán lực + Tạo các ô chứa tuỷ đỏ

Thân xương

  • Màng xương
  • Mô xương cứng
  • Khoang xương
  • Giúp xương to ra về bề ngang
  • Chịu lực
  • Chứa tuỷ đỏ ở trẻ em và tuỷ vàng ở người lớn

Câu 6. Thành phần hoá học của xương? Xương to ra do đâu? Dài ra do đâu?

  • Thành phần hoá học của xương bao gồm hai phần chính:
    • Cốt giao: làm cho xương có tính mềm dẻo
    • Muối khoáng: Làm cho xương bền chắc.
  • Xương to ra là do sự phân chia tế bào ở màng xương
  • Xương dài ra là do sự phân chia tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.

Câu 7. Trình bày cấu tạo và tính chất của cơ? Thế nào là sự co cơ? Ý nghĩa?

  • Cấu tạo:
    • Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.
    • Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm tơ cơ mảnh và tơ cơ dày.
  • Tính chất:
    • Tính chất cơ bản của cơ là co và giãn.
    • Cơ co khi có sự kích thích từ môi trường ngoài.
  • Sự co cơ là khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho cơ ngắn lại.
  • Ý nghĩa: Làm cho xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể.

Câu 8. Phân tích những đặc điểm của bộ xương và hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động?

  • Hộp sọ phát triển
  • Lồng ngực nở rộng sang hai bên.
  • Cột sống cong ở 4 chổ
  • Xương chậu nở, xương đùi lớn.
  • Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
  • Bàn chân hình vòm, xương gót chân phát triễn.
  • Chi trên có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.
  • Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.

Câu 9. Giải thích vì sao xương người già dễ gãy và chậm phục hồi?

Giải thích: Ở người già tỷ lệ chất hữu cơ giảm, xương giảm tính chất dẽo dai và bền chắc đồng thời trở nên xốp giòn nên khi bị va chạm xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi  

Câu 10. Giải thích vì sao xương động vật được hầm lâu thì bở? 

Giải thích: Khi xương hầm lâu phần cốt giao bị phân hủy , phần xương còn lại là chất vô cơ không liên kết với cốt giao nên bở.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-15 của Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 16. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? Vai trò?
  • Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
  • Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2  và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
  • Vai trò: thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

Câu 17.  Chu kì co giãn của tim?

Tim co giãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 3 pha: Pha nhĩ co, pha thất co, pha giãn chung. sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim qua ba pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.

Câu 18. Cấu tạo tim?

Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim và các van tim (van nhĩ thất, van động mạch)

Các ngăn tim co

Nơi máu được bơm tới

Tâm nhĩ trái co

Tâm thất trái

Tâm nhĩ phải co

Tâm thất phải

Tâm thất trái co

Vòng tuần hoàn lớn

Tâm thất phải co

Vòng tuần hoàn nhỏ

 

Câu 19. Cấu tạo của mạch máu?

Các loại mạch máu

Cấu tạo

Chức năng

Động mạch

  • Thành gồm 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày
  • Lòng hẹp hơn lòng tĩnh mạch

Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao và áp lực lớn

Tĩnh mạch

  • Thành cũng có 3 lớp nhưng lớp mô LK và cơ trơn mỏng hơn động mạch
  • Lòng rộng hơn ĐM
  • Có van một chiều ở TM chủ dưới

Dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch

  • Nhỏ phân nhánh nhiều
  • Thành mỏng chỉ gồm một lớp biểu bì.
  • Lòng hẹp

Toả rộng đến từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào.

 

Câu 20. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch:

  • Nhờ 1 sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co).
  • Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu, gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co và tối thiểu khi tâm thất dãn) và vận tốc máu trong mạch.

Câu 21. Vệ sinh tim mạch:

  • Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn
  • Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim
  • Hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch
  • Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục, thể thao

Câu 22. Huyết áp là gì? Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch?

  • Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch   
  • Biện pháp:
    • Hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật…
    • Môi trường sống sạch giúp cơ thể không bị nhiễm bệnh.
    • Sống sao cho vui vẻ, tránh lo âu, sợ hãi.
    • Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, hêrôin, đôping
    • Rèn luyện hệ tim mạch bằng cách: Tập thể dục, thể thao thường xuyên, vữa sức, làm tăng khả năng hoạt động của tim mạch.
    • Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch cầu, kịp thời điều trị các bệnh như cúm, thấp khớp.
    • Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
    • Cần kiểm tra sức khoẻ định kì và điều trị kịp thời khi phát hiện có dấu hiệu về bệnh tim mạch.

Câu 23. Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

  • Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp Oxy cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do tế bào thải ra khỏi cơ thể.
  • Quá trình hô hấp bao gồm : sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở các tế bào.
  • Không khí ở phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ Oxy cung cấp liên tục cho máu đưa đến các tế bào. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí.
  • Cử động hô hấp gồm một lần hít vào + một lần thở ra. Số cử động hô hấp trong một phút gọi là nhịp hô hấp.
  • Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ lồng ngực và các cơ hô hấp.

Câu 24. Sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào? ý nghĩa?

  • Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ phân tử cao tới nơi có nồng độ phân tử thấp
  • Trao đổi khí ở phổi gồm sợ khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang)
  • Nhờ quá trình trao đổi này mà tế bào thực hiện quá trình chuyển hoá , cung cấp năng lượng cho tế bào

Câu 25. Vệ sinh hô hấp:

  • Các tác nhân gây hại đường hô hấp :Bảng 22 (trang 72)
  • Vệ sinh hô hấp (trang 72,73)

Câu 26. Thức ăn và sự tiêu hoá:

Hoạt động tiêu hoá thực chất là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruộc và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 27-32 của Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây nội dung Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS - THPT Mỹ Việt có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: 

                                                                               

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?