SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KSCL LẦN I KHỐI 10
TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn : NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 90 phút – Không kể thời gian chép đề)
Mã đề: 02
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm):
Đọc và trả lời các câu hỏi:
Đủ chín tháng mười ngày thì bà đẻ ra một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay gì cả. Chồng đã mất, lại sinh ra một quái thai, bà rất buồn phiền. Bà vừa toan vứt đi, thì cục thịt thốt nhiên bảo bà rằng: “Mẹ ơi, con là người đây, mẹ ạ! Mẹ đừng bỏ con đi mà tội nghiệp!”. Bà cảm động, bọc cục thịt vào lòng, nâng niu và cho con bú.
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian?
Câu 2: Nhân vật được nói tới là ai? Nhân vật ấy có đặc điểm như thế nào?
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4: Từ đoạn văn, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử?
PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của bài ca dao sau:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
--------Hết-------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….……….….….; Số báo danh:……………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL LẦN I KHỐI 10 NĂM 2014
Môn : NGỮ VĂN
(Đáp án- Thang điểm có 02 trang)
Mã đề: 02
HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50(lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00).
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ:
Đọc – hiểu ( 4,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Câu 1 (1,0 điểm)
- Đoạn trích trên được trích từ văn bản chuyện cổ tích “Sọ Dừa” (0,25 điểm)
- Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau:Tác giả dân gian; Người bình dân (0,25 điểm)
- Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau: Thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì (0,5 điểm)
Câu 2 (1,0 điểm)
- Nhân vật được nói tới là Sọ Dừa.
- Đặc điểm của nhân vật: Là một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay, biết nói.
Câu 3 (1,0 điểm)
- Nội dung chính:
- Sọ Dừa sinh ra là một cục thịt tròn lông lốc, có đủ mắt, mũi, mồm tai nhưng không có mình mẩy chân tay nhưng lại biết nói. (0,5 điểm)
- Tình thương yêu của người mẹ đối với đứa con (0,5 điểm)
Câu 4 (1,0 điểm)
- Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau; nhưng cần có thái độ nghiêm túc, chân thành khi thể hiện tình cảm bằng những suy nghĩ về tình mẫu tử.
(Lưu ý: Với câu 1, 2 và câu 3 thí sinh có thể viết thành đoạn văn hoặc trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; với câu 3, thí sinh phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh thì mới đtạ điểm tối đa.)
II. Làm Văn (6,0 điểm)
2. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh phải biết cách làm bài văn nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề của đời sống xã hội.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về ca dao, thí sinh có thể phân tích vẻ đẹp của bài ca dao theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
a. Giới thiệu vài nét về ca dao, bài ca dao.
- Cảm nhận về vẻ đẹp của bài ca dao:
- Vẻ đẹp nội dung:
- Hai câu 1, 2: Nỗi nhớ của người xa quê nhớ hương vị đậm đà của quên hương
- “Anh đi” có nghĩa là anh đã đi xa, anh đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung .
- Nhớ quê nhà
- Nhớ bát canh rau muống nhớ món cà dầm tương là hương vị của quê nhà, là món ăn dân giã nhưng đã nuôi anh khôn lớn.
- Hai câu 3,4: Nỗi nhớ của anh lúc này là anh nhớ người:
- Nhớ ai dãi nắng dầm sương-> Nỗi nhớ chung chung thể hiện tâm hồn yêu lao động, hiểu lao động của người đi xa.
- Nhớ ai tát nước bên đường-> Nỗi nhớ hướng vào một con người cụ thể hơn: Cô thôn nữ dịu dàng, duyên dáng, chịu thương chịu khó trong công việc lao động.
- Hai câu 1, 2: Nỗi nhớ của người xa quê nhớ hương vị đậm đà của quên hương
* Vẻ đẹp nghệ thuật:
- Với điệp từ “nhớ”, phép liệt kê “nhớ quê nhà, canh rau muống, cà dầm tương,…”
- Thể thơ lục bát
=> Tác giả dân gian đã thể hiện được nỗi nhớ sâu xa, da diết, dồn dập của người xa quê.
* Đánh giá:
- Bài ca dao với âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: Tình thương nhớ quê nhà của người xa quê.
- Cái hay cái đẹp của bài ca dao là nỗi nhớ quê hương, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha sâu nặng.
3. Cách cho điểm:
- Điểm 5 - 6: Phân tích được vẻ đẹp của bài ca dao trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có thể còn vài sai sót về chính tả và dùng từ.
- Điểm 3 – 4: Cơ bản phân tích được vẻ đẹp của bài ca dao trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. . Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn sơ sài và mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1 – 2: Chưa làm rõ được vẻ đẹp của bài ca dao trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
{-- Xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Chúng tôi mong rằng với tài liệu trên, các em đã phần nào hoàn thiện hơn kiến thức của mình trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc tham gia đợt kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em gặt hái được số điểm như mong muốn
-- MOD NGỮ VĂN Chúng tôi (tổng hợp)