TRƯỜNG THPT NAM KÌ KHỞI NGHĨA TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN | KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Năm học 2020 – 2021 MÔN: TOÁN 10 Thời gian: 60 phút |
Câu 1: (2,0 điểm). Cho hàm số \(y = {x^2} + 2x - 3\) có đồ thị là (P).
a) Lập bảng biến thiên của hàm số đã cho.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) với đường thẳng d: y = x + 3.
Câu 2: (2,0 điểm). Giải các phương trình sau:
a) \(\left| {{x^2} + 2x - 3} \right| = 3\).
b) \(\sqrt {3x + 1} = x - 1\).
Câu 3: (2,0 điểm). Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {x^2} + {y^2} + 3xy = m \end{array} \right.\)
a) Giải hệ phương trình khi m = 11.
b) Tìm m để hệ phương trình đã cho có nghiệm.
Câu 4: (3,5 điểm). Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có \(A\left( {4; - 3} \right),{\rm{ }}B\left( {5;5} \right),\) \(C\left( {1; - 1} \right)\).
a) Xác định tọa độ điểm E để tứ giác ABCE là hình bình hành.
b) Tìm điểm D trên trục tung sao cho A, B, D thẳng hàng.
c) Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại C và tính diện tích tam giác ABC.
d) Tìm điểm M trên đường thẳng \(\Delta :y = 2x + 1\) sao cho \(M{A^2} + M{B^2} + M{C^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.
Câu 5: (0,5 điểm). Giải phương trình \((x - 3)\sqrt {1 + x} - x\sqrt {4 - x} = 2{x^2} - 6x - 3\).
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | ĐÁP ÁN | ĐIỂM |
1
| a) | 0,5
0,5 |
b) \({x^2} + 2x - 3 = x + 3 \Leftrightarrow {x^2} + x - 6 = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 3 \Rightarrow y = 0\\ x = 2 \Rightarrow y = 5 \end{array} \right.\) Vậy tọa độ giao điểm là: A(-3; 0); B(2; 5) | 0,25 0,5
0,25 | |
2
| a) \(\begin{array}{l} \left| {{x^2} + 2x - 3} \right| = 3\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {x^2} + 2x - 3 = 3\\ {x^2} + 2x - 3 = - 3 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {x^2} + 2x - 6 = 0\\ {x^2} + 2x = 0 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1 \pm \sqrt 7 \\ x = 0;x = - 2 \end{array} \right. \end{array}\) |
0, 5
0,25
0,25 |
\(\begin{array}{l} b)\sqrt {3x + 1} = x - 1\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge 1\\ {x^2} - 5x = 0 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left[ \begin{array}{l} x = 5\\ x = 0 \end{array} \right.\\ x \ge 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow x = 5 \end{array}\) |
0,5
0,5 | |
3
| a) Khi m = -1 ta có hệ \(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {x^2} + {y^2} + 3xy = 11 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {(x + y)^2} + xy = 11 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ xy = 2 \end{array} \right. \end{array}\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = 2 \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} x = 2\\ y = 1 \end{array} \right. \end{array} \right.\) |
0,25 0,25
0,25
0,25 |
b) \(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {x^2} + {y^2} + 3xy = m \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {(x + y)^2} + xy = m \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ xy = m - 9 \end{array} \right. \end{array}\) Hệ có nghiệm khi: \(\begin{array}{l} {(x + y)^2} - 4xy \ge 0\\ \Rightarrow 9 - 4(m - 9) \ge 0\\ \Leftrightarrow m \le \dfrac{{45}}{4} \end{array}\) |
0,25 0,25
0,25 0,25 | |
4
| a) Tứ giác ABCE là hình bình hành khi và chỉ khi \(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {x_A} + {x_C} = {x_B} + {x_E}\\ {y_A} + {y_C} = {y_B} + {y_E} \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_E} = 0\\ {y_E} = - 9 \end{array} \right.\\ \Rightarrow E(0; - 9) \end{array}\) |
0,5 0,25 0,25 |
b) D(0; y), \(\overrightarrow {AB} = (1;8);\overrightarrow {AD} = ( - 4;y + 3)\). A, B, D thẳng hàng khi \(\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {AD} \) cùng phương \(\dfrac{{y + 3}}{8} = - 4 \Leftrightarrow y = - 35\) . Vậy \(D\left( {0; - 35} \right)\) | 0,25 0,25 0,25 0,25 | |
c) \(\begin{array}{l} \overrightarrow {CB} = (4;6);\overrightarrow {CA} = (3; - 2)\\ \Rightarrow \overrightarrow {CB} .\overrightarrow {CA} = 0 \end{array}\) Vậy tam giác ABC vuông tại C. Tam giác ABC có: \(CA = \sqrt {13} ;CB = 2\sqrt {13} \) \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}CB.CA = 13\) |
0,25 0,25
0,25 0,25 | |
d) Gọi G là trọng tâm tam giác ABC \(\Rightarrow G\left( {\dfrac{{10}}{3};\dfrac{1}{3}} \right)\) Ta có: \(M{A^2} + M{B^2} + M{C^2} = 3M{G^2} + G{A^2} + G{B^2} + G{C^2}\) \(M{A^2} + M{B^2} + M{C^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất khi M là hình chiếu của G trên \(\Delta \) \( \Rightarrow M\left( {\dfrac{2}{5};\dfrac{9}{5}} \right)\) |
0,25
0,25 | |
5 | Giải phương trình \((x - 3)\sqrt {1 + x} - x\sqrt {4 - x} = 2{x^2} - 6x - 3\) (1) Điều kiện \( - 1 \le x \le 4\). Phương trình \((1) \Leftrightarrow (x - 3)(\sqrt {1 + x} - 1) - x(\sqrt {4 - x} - 1) = 2{x^2} - 6x\) \(\begin{array}{l} (x - 3)\dfrac{x}{{\sqrt {1 + x} + 1}} - x\dfrac{{3 - x}}{{\sqrt {4 - x} + 1}} = 2{x^2} - 6x\\ \Leftrightarrow x(x - 3)\left( {\dfrac{1}{{\sqrt {1 + x} + 1}} + \dfrac{1}{{\sqrt {4 - x} + 1}} - 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x(x - 3) = 0\\ \dfrac{1}{{\sqrt {1 + x} + 1}} + \dfrac{1}{{\sqrt {4 - x} + 1}} = 2\quad (2) \end{array} \right.\quad \end{array}\) + \(x(x - 3) = 0 \Leftrightarrow x = 0;x = 3\) (Thỏa mãn điều kiện). + Với điều kiện \(- 1 \le x \le 4\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \sqrt {1 + x} + 1 \ge 1\\ \sqrt {4 - x} + 1 \ge 1 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \dfrac{1}{{\sqrt {1 + x} + 1}} \le 1\\ \dfrac{1}{{\sqrt {4 - x} + 1}} \le 1 \end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{1}{{\sqrt {1 + x} + 1}} + \dfrac{1}{{\sqrt {4 - x} + 1}} \le 2\) . Dấu "=" không xảy ra nên phương trình (2) vô nghiệm. Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm x = 0 và x = 3. (Nếu chỉ tìm được 1 trong 2 nghiệm thì không cho điểm) |
0,25
0,25 |
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra HK1 môn Toán 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nam Kì Khởi Nghĩa. Để xem thêm những tài liệu khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.