Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 7 – ĐỀ SỐ 4

 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Chọn đáp án đúng

Câu 1. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?

A. Văn học viết

B. Văn học dân gian

C. Văn học thời kháng chiến chống Pháp

D. Văn học thời kháng chiến chống Mĩ

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?

A. Uống nước nhớ nguồn

B. Ăn cháo đá bát

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Uống nước nhớ người đào giếng

Câu 3. Dẫn chứng trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào?

A. Từ hiện tại đến tương lai

B. Từ hiện tại trở về quá khứ

C. Từ quá khứ đến hiện tại

D. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai

Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, vì sao tác giả nói Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?

A. Vì Bác có năng khiếu văn chương

B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn

C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.

D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được

Câu 5. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên những phương diện nào?

A. Từ vựng

B. Các phương tiện liên kết liên câu của tiếng Việt

C. Ngữ âm

D. Ngữ pháp

Câu 6. Dòng nào sau đây không nói về đặc trưng của nghệ thuật chèo?

A. Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức

B. Chèo là loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật

C. Chèo là loại sân khấu có tính ước lệ và cách điệu cao

D. Chèo là loại sân khấu hiện đại của Việt Nam

Câu 7. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”

A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng

B. Nói lên sự bí từ của người viết

C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết

D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó

Câu 8. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau?

A. Mẹ đi làm B. Hoa nở C. Bạn học bài chưa? D. Tiếng sáo diều!

Câu 9. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”, tác giả dùng biện pháp gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Liệt kê

D. Điệp ngữ

Câu 10. Đọc câu văn sau đây: “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn”. Cụm chủ vị làm thành phần câu trong câu văn trên là:

A. Trung đội trưởng Bính

B. Khuôn mặt đầy đặn

C. Bính khuôn mặt đầy đặn

D. Trung đội trưởng đầy đặn

Câu 11. Mục đích của văn nghị luận là gì?

A. Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó

B. Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết

C. Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động

D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó

Câu 12. Tính chất nào phù hợp với đề bài: “Đọc sách rất có lợi”?

A. Khuyên nhủ

B. Ca ngợi

C. Phân tích

D. Tranh luận

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13 (2 điểm).

a) Thế nào là câu chủ động? Câu bị động?

b) Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động:

  • Thầy hiệu trưởng vào thăm lớp 7A chúng em.
  • Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

Câu 14 (5 điểm).

Giải thích câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm".

 

 

............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

B

C

D

B

D

C

D

C

B

D

A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 13:

  1. Nêu được khái niệm câu chủ đông, câu bị động
  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
  • Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

b) Chuyển đổi được các câu chủ động thành câu bị động.

  • Lớp 7A chúng em được thầy hiệu trưởng vào thăm.
  • Con ngựa bạch bị chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.

Câu 14:

Yêu cầu về kỹ năng: Nắm được đặc điểm và phương pháp viết một bài văn giải thích; có bố cục 3 phần; hệ thống luận điểm, luận cứ trong phần thân bài được trình bày mạch lạc, rõ ràng; diễn đạt rõ ý, tránh dài dòng, rườm rà, tối nghĩa; sử dụng liên kết câu, liên kết đoạn một cách thích hợp; không mắc lỗi về câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả…

Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần tập trung làm được các yêu cầu sau:

a. Mở bài: Tục ngữ chứa đựng bao kinh nghiệm về ứng xử, đạo lý làm người; câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã trở thành bài học luân lý, mãi còn nguyên giá trị.

b. Thân bài

Giải thích câu tục ngữ:

  • Nghĩa đen: “Đói cho sạch”: Sống trong sạch trong cảnh đói nghèo; “Rách cho thơm”: Mặc rách, nghèo khổ những phải giặt cho sạch, thơm tho.
  • Nghĩa bóng: Đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi. Bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng phải sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình.

 Tại sao phải "Đói cho sạch, rách cho thơm"?

  • Trong thực tế đời sống, ai cũng có ham muốn, nhất là lúc hoạn nạn cơ nhỡ, khó khăn… Vì thế, nhân dân ta muốn nhắc nhở mọi người hãy tu dưỡng đạo đức, giữ phẩm cách, giữ danh dự, dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ vật chất, giữ vững lương tâm (dùng dẫn chứng chứng minh phù hợp).
  • Các tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, tham ô… cũng từ đó mà ra, trở thành quốc nạn (dẫn chứng hợp lí).

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Đề số 4 . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?