TRƯỜNG THCS HỒNG GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang)
| KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 MÔN THI: VẬT LÝ 7 Ngày thi: 28/5/2019 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể gian giao đề)
|
Bài 1:(4đ) Một mẫu hợp kim chì- nhôm có khối lượng m= 500g, khối lượng riêng D= 6,8g/cm3. Hãy tính khối lượng chì và nhôm có trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của chì là D1= 11,3g/cm3, của nhôm là D2= 2,7g/cm3 và xem rằng thể tích của hợp kim giảm 10% tổng thể tích của các kim loại thành phần.
Bài 2:(4đ) Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 350m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn.
a) Tính thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại.
b) Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc 10m/s. Xác định khoảng cách của vật với bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Bài 3:(4đ)
Một tia sáng mặt trời tạo góc 360 với mặt phẳng nằm ngang, chiếu tới một gương phẳng đặt trên miệng một cái giếng và cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống đáy giếng. Hỏi gương phải đặt nghiêng một góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng ?
Bài 4:(4đ)
a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có: Nguồn điện 1 pin, 1 khóa K, 4 bóng đèn (Đ1// Đ2//Đ3) và nối tiếp với Đ4 và 1 Ampe kế A đo cường độ dòng điện cả mạch và các dây dẫn.
b) Biết Ampe kế A chỉ 5A, cường độ dòng điện chạy qua đèn 1 và đèn 2 bằng nhau và bằng 1,5A.
Xác định cường độ dòng điện qua đèn Đ3 và cường độ dòng điện qua đèn Đ4.
c) Mạch điện trên được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 bằng 4,5V. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn còn lại.
Bài 5.(4đ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (Hình 2).
Khi công tắc K đóng, các đèn Đ1 và Đ2 đều sáng.
a) Ampe kế, đèn Đ1, Đ2 được mắc với nhau như thế nào?
Khi ampe kế chỉ 0,3A, hãy tính cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và Đ2.
b) Mắc vôn kế V vào hai điểm 1 và 3, lúc này vôn kế chỉ 5,2V, mắc vôn kế V2 vào hai điểm 2 và 3, lúc này vôn kế V2 chỉ 3,6V.Tính hiệu điện thế giữa hai đầu Đ1 (vẽ sơ đồ mạch điện với các vôn kế V và V2)
c) Nếu thay nguồn điện đã cho bằng nguồn điện khác, sao cho số chỉ của vôn kế V là 6V thì độ sáng của các đèn sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích ?
Bài 6:(2đ) Trình bày phương án xác định khối lượng riêng của một chất lỏng với các dụng cụ: 01 bình thủy tinh rỗng, nước ( có khối lượng riêng Dn đã biết ), chất lỏng cần xác định khối lượng riêng, cân đồng hồ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.
-----------------------------Hết---------------------------
Họ và tên thí sinh:……………………………………...Số báo danh…………………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Gọi khối lượng của chì và nhôm có trong hợp kim lần lượt là m1 và m2, ta có: m1+ m2= m (1) Mặt khác do thể tích của hợp kim bằng 90% tổng thể tích của các kim loại thành phần nên: (\(\frac{{{m_1}}}{{{D_1}}}\) + \(\frac{{{m_2}}}{{{D_2}}}\)). (100% - 10%) = \(\frac{{{m_{}}}}{{{D_{}}}}\) => D2. m1 + D1. m2 = \(\frac{{10}}{9}.\frac{{{D_1}.{D_2}.m}}{{{D_{}}}}\) (2) Từ (1) và (2) ta có: m1= \(\left( {1 - \frac{{10.{D_2}}}{{9.{D_{}}}}} \right)\frac{{{D_1}.m}}{{{D_1} - {D_2}}}\) m2= \(\left( {\frac{{10.{D_1}}}{{9.{D_{}}}} - 1} \right).\frac{{{D_2}.m}}{{{D_1} - {D_2}}}\) Thay số tính ra được m1= 367,13g; m2= 132,87g |
0,5 0,5
1,0
1,0
1,0 |
2 |
| S= 350cm; v1=10m/s; v2=340m/s |
|
a | Quãng đường mà âm đi được từ khi âm phát ra đến khi thu được âm phản xạ là: 2.350 =700m Vậy thời gian mà âm đi được từ khi âm phát ra đến khi thu được âm phản xạ là: 700/340 = 2,06s | 0.5
0.5 | |
b | Gọi S1 là khoảng cách từ vị trí vật gặp âm phản xạ đến bức tường. Thời gian âm đi từ khi phát ra cho đến khi vật thu được âm phản xạ là: \({t_1} = \frac{{S + {S_1}}}{{{v_2}}}\) Thời gian mà vật đi đến khi gặp âm phản xạ là: \({t_2} = \frac{{S - {S_1}}}{{{v_1}}}\) Mà t1=t2 nên ta có \(\frac{{S + {S_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{S - {S_1}}}{{{v_1}}}\) Thay số vào ta có: \(\frac{{350 + {S_1}}}{{340}} = \frac{{350 - {S_1}}}{{10}}\) Vậy S1 = 330m |
0.5
0.5 0.5 | |
3 |
| - Vẽ đúng hình - Ta thấy; I1 = I2 (Theo định luật phản xạ) Mặt khác; I3 = I5 (cùng phụ với góc tới và góc phản xạ) I5 = I4 (đối đỉnh) => I3 = I4 = I5 Và SIP + I3 + I4 = 900 => I3 = I4 = (900 – 360) : 2 = 270 Ta lại có: I1 + I2 + I3 + I5 = 1800 => I1 = I2 = (1800 - 2 I3) : 2 = 630 Vậy : - Góc hợp bởi mặt gương với phương thẳng đứng là 270 - Góc tới bằng góc phản xạ và bằng 630 | 1.5
2.5
|
...
---Để xem tiếp nội dung phần Đáp án hướng dẫn, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi chọn HSG môn Vật lý 7 năm học 2019- 2020 trường THCS Hồng Giang có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !