PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THCS YÊN ĐỒNG NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: Ngữ Văn 7
I – Trắc nghiệm ( 2 điểm): Ghi ra giấy thi phương án trả lời đúng.
Câu 1: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?
A. Uống nước nhớ nguồn B. Ăn cháo đá bát
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Uống nước nhớ người đào giếng
Câu 2: Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau?
A. Mẹ đi làm. C. Bạn học bài chưa?
B. Hoa nở. D. Tiếng sáo diều!
Câu 3: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
Câu 4: Trong câu “Con mèo mẹ tôi mua hôm qua rất xinh”, cụm chủ- vị in đậm làm thành phần gì?
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Phụ ngữ D. Trạng ngữ
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Luận điểm B. Cốt truyện C. Các kiểu lập luận D. Luận cứ
Câu 6: Tác phẩm “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Tiểu thuyết D. Bút ký
Câu 7: Phép liệt kê có tác dụng gì?
A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của sự vật, hiện tượng.
B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng.
D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
Câu 8: Trong các tình huống sau, tình huống nào phải viết văn bản báo cáo?
A. Em bị ốm ko thể đi học được.
B. Em phải chuyển trường.
C. Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài.
D. Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em.
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 9 ( 1 điểm): Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt?
Câu 10 ( 2 điểm):
- Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ.
- Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách :
“ Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỷ XIII ”
Câu 11 ( 5 điểm): Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
..........HẾT.........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I - Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu đúng 0, 25 điểm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | D | C | C | C | A | D | D |
II - Tự luận (8điểm):
Câu 9:
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
- Tác dụng:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;
- Bộc lộ cảm xúc;
- Gọi đáp.
Câu 10:
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Ví dụ: Em được mọi người yêu mến.
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo 2 cách:
- Cách 1: Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỷ XV.
- Cách 2: Bức tranh này vẽ vào thế kỷ XV.
Câu 11:
Hình thức: Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
Nội dung: Đảm bảo các mục của bài nghị luận chứng minh.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận:Yêu thương, cảm thông, chia sẻ với nhau là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
- Trích dẫn.
b. Thân bài:
Khái quát chung:
Giải thích:
- Nghĩa đen: Khi một con ngựa bị đau thì cả đàn ngựa sẽ lo lắng, buồn thương, không thiết ăn uống.
- Nghĩa bóng: Trong tập thể, khi một người gặp chuyện không may thì cả tập thể sẽ buồn phiền, lo lắng cho cá nhân đó đến mất vui, không thiết ăn uống
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 của Trường THCS Yên Đồng. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiêm tra sắp tới.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thề Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---