PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ PHÚ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: Ngữ Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2012)
Câu 1 (1,0 điểm).
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,0 điểm).
Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết các câu đó được rút gọn thành phần nào?
Câu 3 (1,0 điểm).
Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4 (1,0 điểm).
Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết đoạn văn (4 đến 6 câu) nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Giải thích câu ca dao:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
............HẾT...........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1
- Trích từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Tác giả: Hồ Chí Minh.
Câu 2
- Học sinh có thể tìm hai trong các câu rút gọn sau:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Các câu được rút gọn thành phần chủ ngữ.
Câu 3:
Xác định đúng phép liệt kê có trong đoạn trích:
- trong tủ kính, trong bình pha lê;
- trong rương, trong hòm;
- giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo;
- công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Câu 4:
Học sinh viết đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Trình bày được truyền thống yêu nước của dân tộc ta, được phát huy cao độ qua một chặng dài lịch sử.
- Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của bản thân đối với đất nước.
II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách viết một bài văn nghị luận giải thích, bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể những cách lập luận khác nhau nhưng làm rõ các ý cơ bản sau:
a) Mở bài:
- Dẫn vào vấn đề: Vai trò của lời nói trong cuộc sống.
- Giới thiệu được câu ca dao.
b) Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Lời nói là phương tiện để giao tiếp.
- Khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi nói.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi và thang điểm đề kiểm tra HK2 môn Ngữ Văn lớp 7 của sở GD&ĐT thị xã Phú Mỹ. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---