Đề kiểm tra HK2 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT Cao Bá Quát có đáp án hướng dẫn

TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: VẬT LÝ 10

Năm học 2019-2020

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

ĐỀ SỐ 2

I. LÝ THUYẾT: (5 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Thế nào là quá trình đẳng tích? Phát biểu và viết công thức định luật Sac-Lơ?

Câu 2: (1 điểm) Tại sao tim đèn dầu dẫn dầu từ bầu chứa dầu lên cao để ta đốt cháy được?

Câu 3: (2 điểm) Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực. 

I. BÀI TẬP: (5 điểm)

Bài 1: (1,5 điểm) Một vật có khối lượng 200 (g )được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 45 (m) xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10( m/s2  ). Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Hãy tính:

a. Cơ năng của vật tại vị trí thả vật. (0,75 điểm)

b. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất. (0,75 điểm)

Bài 2: (2 điểm) Một xe tải có khối lượng 4 (tấn), bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 200 (m) thì vận tốc đạt 72 (km/h). Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,05.

 a.Tính công của lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường (1 điểm)

 b.Tính công của lực kéo của động cơ. Lấy g = 10 m/s2. Áp dụng định lí động năng để giải (1 điểm)

Bài 3: (1,5 điểm) Một quả bóng có dung tích 2,5 (lít). Người ta bơm không khí ở áp suất 105(Pa ) vào bóng. Mỗi lần bơm được 0,125 (lít) không khí. Tính áp suất của không khí trong bóng sau 40 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ không khí không thay đổi.

 

--------------------------HẾT---------------

 

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2

ĐỀ SỐ 2

 

 

Câu

Trả lời

Điểm

Ghi chú

 

 

1

Thế nào là quá trình đẳng tích? Phát biểu và viết công thức định luật Sac-Lơ?

2 đ

 

- Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích

- Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)

p1, T: áp suất, nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí ở trạng thái 1.

p2T: áp suất, nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí ở trạng thái 2.

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

0,25đ

0,25đ

 

 

2

Tại sao tim đèn dầu dẫn dầu từ bầu chứa dầu lên cao để ta đốt cháy được?

1 đ

 

Do có hiện tượng mao dẩn giữa các sợi chỉ trong tim đèn và bầu chứa dầu.

 

 

 

3

 Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực. 

2 đ

 

- Phát biểu: Khi một vật chuyển động trong trọng trường

chỉ chịu tác dụng của trọng lực,

thì cơ năng của vật là đại lượng bảo toàn.

- Công thức:   W = \(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{m}}{{\rm{v}}^{\rm{2}}}\)  + mgz = hằng số

                             v   : vận tốc của vật (m/s)  

                                 z: độ cao của vật so gốc thế năng (m).

                                W: cơ năng (J)

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,75đ

 

0,5đ

 

II. BÀI TẬP:

 

1

Một vật có khối lượng 200 g được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 45 m xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10  m/s2. Hãy tính:

a. Cơ năng của vật tại vị trí thả.

b. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất.

1,5 đ

 

- Chọn gốc thế năng tại mặt đất

a. Cơ năng của vật tại vị trí thả:

      W1 = Wñ(1) + Wt(1)

             = \(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{mv}}_{\rm{1}}^{\rm{2}}\)  + mgz1 =  0 + 0,2.10.45                              

            = 90 (J)                                                                       

b.    b. Vận tốc khi vật chạm đất

          Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng

                  W1 = W2

              ⇔ 90 = \(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{mv}}_2^{\rm{2}}\)  + mgz2 =   + 0                                 

              ⇔  v2 = 30 (m/s)

0,25đ

 

0,25đ

 

0,5đ

 

0,25đ

0,5đ

 

2

Một xe tải có khối lượng 4 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 200 m thì vận tốc đạt 72 km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,05. Tính công của lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường và công của lực kéo của động cơ. Lấy g = 10 m/s2. (Áp dụng định lí động năng để giải)

 

- Lực ma sát: Fms = mmg = 0,05.4000.10 = 2000 (N)

- Công cản của lực ma sát: AFms = FmsScosa

                                               = 2000.200.cos1800 = - 400.000 (J)

- Áp dụng định lí động năng:

      \(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{mv}}_{\rm{2}}^{\rm{2}}{\rm{  -  }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{mv}}_{\rm{1}}^{\rm{2}}\)  = AFk + AFms

       ⇔ AFk = \(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{mv}}_{\rm{2}}^{\rm{2}}{\rm{  -  }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{mv}}_{\rm{1}}^{\rm{2}}\) - AFms

                    = \(\frac{1}{2}{4000.20^2} - 0 - ( - 400.000)\) = 1.200.000 (J)

0,25đ

0,25đ

0,5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

 

Nếu làm gộp đúng vẫn chấm trọn điểm

 

 

3

Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong bóng sau 45 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ không khí không thay đổi

 

1,5 đ

 

 

...

---Để xem tiếp đáp án của Đề kiểm tra HK2 môn Vật Lý 10 trường THPT Cao Bá Quát, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra HK2 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT Cao Bá Quát có đáp án hướng dẫn chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?