SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM (Đề này gồm có 2 trang) | KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 Môn: SINH HỌC – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: 403 |
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1: Chất ức chế sinh trưởng nào sau đây dùng để diệt khuẩn có tính chọn lọc?
A. Các anđêhít. B. Chất kháng sinh. C. Các hợp chất phênol. D. Cloramin.
Câu 2: Chất ức chế sinh trưởng là
A. những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
B. một số chất hữu cơ cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng tổng hợp được.
C. những chất giúp cho vi sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng.
D. một số chất vô cơ cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng tổng hợp được.
Câu 3: Kì nào sau đây của phân bào giảm phân xảy ra hiện tượng tiếp hợp giữa các crômatit của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng?
A. Kỳ sau của giảm phân I. B. Kỳ đầu của giảm phân I.
C. Kỳ sau của giảm phân II. D. Kỳ đầu của giảm phân II.
Câu 4: Hãy sắp xếp các giai đoạn cho dưới đây thành trình tự đúng các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut?
I. Xâm nhập. II. Lắp ráp. III. Hấp phụ. IV. Sinh tổng hợp. V. Phóng thích.
A. I, III, II, IV, V. B. II, I, III, V, IV. C. III, I, IV, II, V. D. I, IV, III, II, V.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của virut?
A. Có khả năng tự tổng hợp prôtêin.
B. Chỉ chứa một loại axit nuclêic (ADN hoặc ARN).
C. Có khả năng tự trao đổi chất với môi trường.
D. Sống kí sinh ngoại bào bắt buộc.
Câu 6: Những virut nào sau đây có cấu trúc hỗn hợp?
A. Virut cúm và virut đậu mùa. B. Virut sởi và virut bại liệt.
C. Virut sởi và phagơ. D. Phagơ và virut đậu mùa.
Câu 7: Vỏ ngoài của virut được cấu tạo bởi những thành phần nào sau đây?
A. Prôtêin và ARN. B. ADN và ARN. C. Lipit và ADN. D. Lipit và prôtêin.
Câu 8: Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
A. Do vật chất di truyền của mỗi loại virut giống với vật chất di truyền của tế bào tương ứng.
B. Do trong mỗi loại tế bào có nguyên liệu phù hợp để tổng hợp prôtêin đối với mỗi loại virut.
C. Do các virut có hệ enzim tương ứng với hệ enzim của tế bào để cùng tham gia tổng hợp axit nuclêic.
D. Do trên bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ý nghĩa của giảm phân?
I. Sự kết hợp của ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
II. Về mặt thực tiễn, người ta sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong công tác chọn giống.
III. Giảm phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính.
IV. Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), thông qua thụ tinh mà bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài được khôi phục.
A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. II. III, IV. D. I, II, III.
Câu 10: Ở virut, nếu lấy axit nuclêic của chủng P trộn với prôtêin của chủng Q thì chúng tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Biết rằng cả hai chủng này đều có khả năng gây bệnh ở cây nhiễm virut lai. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng vi rút nào?
A. Virut có vỏ của chủng P và lõi của chủng Q. B. Virut chủng P.
C. Virut có vỏ của chủng Q và lõi của chủng P. D. Virut chủng Q.
Câu 11: Trong chu trình nhân lên của của virut, giai đoạn nào sau đây virut mới phá vỡ tế bào chủ?
A. Xâm nhập. B. Phóng thích. C. Lắp ráp. D. Hấp phụ.
Câu 12: Hình bên là sơ đồ minh họa quá trình phân bào ở một cơ thể lưỡng bội bình thường. Cho biết quá trình phân bào diễn ra bình thường, hình này mô tả
A. kì giữa của giảm phân II với 2n = 8.
B. kì giữa của giảm phân I với 2n = 8.
C. kì giữa của giảm phân I với 2n = 4.
D. kì giữa của giảm phân II với 2n = 4.
Câu 13: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình phân bào giảm phân bình thường?
I. Gồm hai lần phân bào liên tiếp với hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
II. Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục ở vùng chín.
III. Từ 1 tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n.
IV. Ở động vật, một tế bào sinh tinh qua giảm phân và phát sinh giao tử bình thường sẽ tạo ra 4 tinh trùng.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 14: Những sản phẩm nào sau đây được tạo ra nhờ ứng dụng của lên men lactic?
A. Sữa chua, cải chua. B. Rượu, bia.
C. Chao, nước tương. D. Sữa chua, dấm.
Câu 15: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
I. Vi sinh vật kí sinh ở động vật thuộc nhóm vi sinh vật ưa ấm.
II. Vi khuẩn lactic thuộc nhóm vi sinh vật ưa axit.
III. Người ta có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng E.coli triptôphan âm để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không có triptôphan.
IV. Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng rửa trôi vi sinh vật.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Đáp án phần trắc nghiêm·của Đề kiểm tra cuối HK2 môn Sinh học 10 năm 2020
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5 ĐIỂM)
* Mỗi đáp án đúng được 1/3 điểm
ĐỀ 403 | |
1 | B |
2 | A |
3 | B |
4 | C |
5 | B |
6 | D |
7 | D |
8 | D |
9 | A |
10 | B |
11 | B |
12 | C |
13 | C |
14 | A |
15 | A |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 10 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần bộ nội dung Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 10 năm 2020 - Sở GD&ĐT Quảng Nam có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !