Đề kiểm tra HK1 có đáp án môn Hóa học 10 năm học 2019-2020

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I THAM KHẢO

 

Câu 1: Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử và Vỏ nguyên tử gồm những loại hạt nào (kí hiệu và điện tích của mỗi loại hạt)?

Câu 2: Phản ứng hóa học là gì? Căn cứ vào những dấu hiệu nào có thể biết được phản ứng hóa học đã xảy ra? Vì sao tổng khối lượng các chất phản ứng luôn bằng tổng khối lượng các sản phẩm?

Câu 3: Khối lượng mol là gì? Tính khối lượng mol của sắt (III) oxit Fe2O3.

Câu 4:Ure: CO(NH2)2; amoni nitrat (đạm 2 lá): NH4NO3 là hai loại phân bón cung cấp đạm (nguyên tố N) cho cây trồng. Hãy tính xem ở loại phân bón nào có phần trăm khối lượng nitơ cao hơn?

Câu 5: Lập phương trình hóa học ứng với các sơ đồ phản ứng sau đây:

a) P  +  O2 →  P2O5

b) CaCl2  + Na2CO3 →  CaCO3  +  NaCl

c) Mg  +  HCl →  MgCl2 + H2

d) Fe2O3  +  CO →  Fe  +  CO2

Câu 6: Cho kẽm tác dụng với axit clohidric (HCl), sau phản ứng thu được 3,36 lít khí hidro (đktc). Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau đây: Zn  +  HCl → ZnCl2 + H2

a) Lập phương trình hóa học và tính khối lượng axit clohidric đã phản ứng.

b) Nếu cho toàn bộ lượng khí hidro sinh ra ở trên tác dụng với 2,24 gam khí oxi đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m (gam) nước. Tính m?

Cho nguyên tử khối (đvC): H =1; C = 12; O = 16; Zn = 13; Cl = 35,5; Fe = 56.

--**--

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu

Nội dung đáp án

1.

 

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm vỏ và hạt nhân.

- Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton (kí hiệu p, điện tích 1+), các hạt nơtron (kí hiệu n, không mang điện).

- Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron (kí hiệu e, điện tích 1-).

2.

 

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

- Căn cứ vào các dấu hiệu có sinh ra chất mới. Các dấu hiệu có thể là sự đổi màu, thay đổi trạng thái (xuất hiện sủi bọt khí hoặc kết tủa), hoặc phát sáng, tỏa nhiệt...

- Do số lượng các nguyên tử giữ nguyên và khối lượng mỗi nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng được bảo toàn.

3.

 

- Khối lượng mol của một chất (kí hiệu M) là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

- \({M_{F{{\rm{e}}_2}{{\rm{O}}_3}}} = 2.56 + 3.16 = 160{\rm{ g/mol}}\)

4.

 

\(\begin{array}{l}
{M_{CO{{(N{H_2})}_2}}} = 12 + 16 + 28 + 4 = 60{\rm{ g/mol}}\\
 \Rightarrow {\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}{\rm{ = }}\frac{{28}}{{60}} \cdot 100\%  \approx 46,67\% 
\end{array}\)

\(\begin{array}{l}
{M_{N{H_4}N{O_3}}} = 14.2 + 4 + 16.3 = 80{\rm{ g/mol}}\\
 \Rightarrow {\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}{\rm{ = }}\frac{{28}}{{80}} \cdot 100\%  = 35\% 
\end{array}\)

Vậy hàm lượng đạm (N) trong phân ure cao hơn.

5.

a) 4P  +  5O2 →  2P2O5

b) CaCl2  + Na2CO3 → CaCO3  +  2NaCl

c) Mg  +  2HCl → MgCl2 + H2

d) Fe2O3  +  3CO →  2Fe  +  3CO2

6.

 

a) Số mol khí hidro:  \({n_{{H_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15{\rm{ mol}}\)

Phương trình hóa học:

Zn  +  2HCl → ZnCl2 + H2 ­

           0,3                 0,15 mol

Khối lượng HCl phản ứng: = 0,3.36,5 = 10,95 gam.

b) Số mol O2: \({n_{{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{32}} = 0,07{\rm{ mol}}\)

Vì \(\frac{{0,15}}{2} > \frac{{0,07}}{1}\) nên → H2 còn dư.

2H2  +  O2 → 2H2O

            0,07    0,14 (mol)

 Khối lượng nước thu được: m = 0,14.18 = 2,52 (gam).

 

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra HK1 có đáp án môn Hóa học 10 năm học 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?