SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: GDCD – KHỐI: 10 |
I. LÝ THUYẾT:
BÀI 3 - SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động a. Thế nào là vận động? Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội. b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Vận động là thuộc tính vốn có (cố hữu), là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng (vật chất). c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất - Vận động cơ học - Vận động vật lý - Vận động hóa học - Vận động sinh học - Vận động xã hội 2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển a. Thế nào là phát triển Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. |
BÀI 4 - NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG. PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
1. Thế nào là mâu thuẫn?
Khái niệm mâu thuẫn
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn
Là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau; ràng buộc nhau bên trong mỗi sự vật và hiện tượng cụ thể.
c. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn là hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
d. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ, gạt bỏ, chống đối và phủ định lẫn nhau.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn
- Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn được giải quyết, mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới, tạo nên sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới khách quan.
⇒ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.
c. Bài học thực tiễn
- Giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
- Phân tích mối quan hệ giữa các mặt đối lập, điểm mạnh, yếu của từng mặt.
- Biết phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu.
- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.
- Biết thực hiện phê bình và tự phê bình.
- Tránh tư tưởng “dĩ hoà vi quý”
{-- xem toàn bộ nội dung Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Để xem toàn bộ nội dung đề cương các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.