SỞ GD & ĐT HCM TRƯỜNG THPT LTHG | ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ Năm Học: 2019 – 2020 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..Lớp: . . . . . . . . .
Câu 1. Quá trình giảm phân xảy ra ở
A- tế bào sinh dục. B- tế bào sinh dưỡng. C- hợp tử. D- giao tử.
Câu 2. Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là?
A. Đều tạo ra 2 tế bào con giống tế bào mẹ B. Đều trải qua 2 lần phân bào
C. Đều chỉ có 1 lần NST nhân đôi D. Đều xảy ra ở cơ quan sinh sản
Câu 3. Từ một tế bào qua nguyên phân sẽ tạo ra số tế bào con là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 4. Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của nguyên phân là
A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
Câu 5. Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kỳ
A. đầu I. B. giữa I. C. sau I. D. đầu II.
Câu 6. Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
A. đầu. B. giữa. C. sau. D. cuối.
Câu 7. Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là
A. tăng gấp đôi. B. bằng. C. giảm một nửa. D. ít hơn một vài cặp.
Câu 8. Số NST trong một tế bào ở kỳ cuối quá trình nguyên phân là
A. n NST đơn. B. 2n NST đơn. C. n NST kép. D. 2n NST kép.
Câu 9. Kết quả của quá trình nguyên phân:
A. Làm cho bộ NST của tế bào con tăng gấp đôi.
B. Làm cho bộ NST của tế bào con bằng bộ NST của tế bào mẹ.
C. Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 giao tử.
D. Là cho bộ NST của tế bào mẹ giảm đi một nửa số NST.
Câu 10. Giảm phân có đặc điểm:
A. Không có sự hình thành thoi phân bào
B. Bộ NST tự nhân đôi 2 lần và 2 lần phân bào liên tiếp
C. Bộ NST tự nhân đôi 1 lần và 2 lần phân bào liên tiếp
D. Không có sự tiếp hợp giữa các NST trong cặp tương đồng
Đáp án đề kiểm tra chương Phân bào Sinh học 10 năm 2019-2020
01. A; 02. C; 03. C; 04. C; 05. B; 06. C; 07. B; 08. C; 09. A; 10. A;
{-- Nội dung đề từ câu 11-20 và của Đề kiểm tra Chương Phân bào Sinh học 10 năm 2019-2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Câu 21. Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia chất tế bào được thực hiện ở
A. màng nhân. B. màng tế bào C. trung thể. D. thoi vô sắc.
Câu 22. Số lượng NST sau khi kết thúc giảm phân I ở mỗi tế bào con như thế nào so với tế bào mẹ?
A. NST kép giảm 1 nửa B. NST đơn giảm 1 nửa
C. NST kép giữ nguyên D. NST đơn giữ nguyên
Câu 23. Trong chu kì tế bào, ở kì trung gian, ADN và NST nhân đôi ở?
A. Nguyên phân B. Pha G2 C. Pha G1 D. Pha S
Câu 24. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân, ở kì sau có số NST trong tế bào là
A. 24 NST đơn. B. 24 NST kép. C. 48 NST đơn. D. 48 NST kép.
Câu 25. Hiện tượng bắt đôi và trao đổi đoạn của các NST kép xảy ra ở kì nào trong giảm phân 1?
A. Kì cuối 1 B. Kì giữa 1 C. Kì đầu 1 D. Kì sau 1
Câu 26. Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện thông qua
A. các hình thức phân chia tế bào.
B. sự trao đổi chất và năng lượng của tế bào.
C. quá trình hô hấp nội bào.
D. quá trình đồng hoá.
Câu 27. Ở kì trung gian, vì sao NST nhân đôi nhưng vẫn dính nhau ở tâm động?
A. Để giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền B. Để tạo NST kép
C. Để liên kết 2 nhiễm sắc tử D. Để khi phân li không bị rối
Câu 28. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là
A. tế bào cơ tim. B. hồng cầu. C. bạch cầu. D. tế bào thần kinh
Câu 29. Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ
A. đầu. B. giữa. C. sau. D. cuối
Câu 30. Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách
A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. kéo dài màng tế bào.
C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. cả A, B, C.
Đáp án đề kiểm tra chương Phân bào Sinh học 10 năm 2019-2020
21. B; 22. A; 23. D; 24. D; 25. C; 26. D; 27. A; 28. B; 29. B; 30. A;
{-- Nội dung đề từ câu 11-20 của Đề kiểm tra Chương Phân bào Sinh học 10 năm 2019-2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !