Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn lớp 10

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2

   NĂM HỌC: 2018-2019
      MÔN: Ngữ Văn 10

Đề 1:                                             

Câu 1 (4.0 điểm):

Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2 (6.0 điểm): Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

 Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

(Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 17)

 

Đề 2:

Phần I. Đọc – hiểu

Câu 1: .Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:

 

 

…Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ thơ Tổ quốc tôi.

Chưa đẹp thế bao giờ!

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển

Xanh trời, xanh của những giấc mơ...

 

(Trích: Vui thế hôm nay – Tố Hữu)

1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)

2. Xác định 03 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? (0,75 điểm)

3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,75 điểm)

Câu 2: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 6:

… Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: - Mày muốn đi chơi à? Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng lặng, như không biết mình đang bị trói. (…) Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

                                                                                                          (Trích: Vợ chồng A Phủ – Tố Hữu)

4. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)

5. Câu cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (0,75 điểm)

6. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? Trình bày một vài suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó? Trả lời trong khoảng 5 đến 7 dòng. (0,75 điểm)

        -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy------

-----------HẾT------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Đề 1:                                              

Câu 1:

- Kĩ năng: viết văn nghị luận xã hội có bố cục ba phần.

 - Nội dung:

1. Giải thích vấn đề nghị luận.

2. Bình luận vấn đề nghị luận

 + Sách như người bạn hiền giúp ta có những giờ phút vui vẻ, hạnh phúc và vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống.

+ Sách cho ta những lời khuyên sâu sắc và đôi lúc an ủi ta rất nhiều trong hoàn cảnh đau buồn.

+ Sách còn là người bạn thông minh đem lại cho ta hiểu biết sâu, rộng về mọi lĩnh vực của cuộc sống.

+ Người bạn “sách” làm tâm hồn ta phong phú.

3. Nêu những suy nghĩ và cảm xúc của người viết và rút ra bài học nhận thức, hành động.

     -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy------

Đề 2:

Phần I. Đọc – hiểu

Câu 1:

1. Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.

2. Trả lời đúng 3 biện pháp tu từ: so sánh (ở dòng thơ Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ ...), điệp từ xanh, liệt kê (trong câu Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển. Xanh trời, xanh của những giấc mơ...)

3. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ bộc lộ tâm trạng vui mừng, hân hoan, tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của Tổ quốc

4. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

5. Tác dụng: diễn tả nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội đương thời: không bằng con ngựa.

6. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề bạo lực gia đình - Hs có thể trình bày một vài suy nghĩ của bản thân về vấn đề bạo lực gia đình theo cách hiểu của mình nhưng phải có sức thuyết phục. Ví dụ: đưa ra thực trạng, nguyên nhân hay giải pháp…

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

a. - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận.

+ Mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn trích và nhận định ở 12 dòng thơ đầu.

 + Thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề

 + Kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân

b. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bi kịch tình yêu tan vỡ, dang dở của Thúy Kiều trong mười hai câu thơ đầu của đoạn trích Trao duyên

c. - Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:

1. Giải thích nhận định: bi kịch tình yêu dang dở của Thúy Kiều: có khát vọng tình yêu với Kim Trọng nhưng vì cứu gia đình nên Kiều phải trao duyên trong đau đớn, bi kịch

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

- Lời nhờ cậy: (2 câu đầu) ngôn ngữ và tư thế của Kiều cho thấy điều nàng nhờ em là một chuyện hệ trọng, khó nói, lựa chọn từ thông minh, hoàn cảnh đổi vị thế chị em thành vị thế ân nhân và chịu ơn thật tội nghiệp.

 -> Đức tính: thông minh ngay trong tình cảnh tội nghiệp nhất.

- Lí do nhờ cậy: (6 câu tiếp) bi kịch tình yêu dang dở: có tình yêu đẹp với Kim Trọng nhưng vì cứu gia đình nên Kiều phải lỡ dở duyên tình.

-> Đức tính: hi sinh, luôn nghĩ cho người khác, thống nhất giữa hiếu và tình…

 - Lời thuyết phục: (4 câu tiếp) có lí, có tình, lời trăng trối của người sắp mất. Tâm trạng đau đớn.

-> Khẳng định Kiều: tài sắc vẹn toàn

 => Khẳng định tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du luôn thương cảm nhân vật và trân trọng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Lời thuyết phục: (4 câu tiếp) có lí, có tình, lời trăng trối của người sắp mất.

Tâm trạng đau đớn. -> Khẳng định Kiều: tài sắc vẹn toàn

=> Khẳng định tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du luôn thương cảm nhân vật và trân trọng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ.

         -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy------

 

Trên đây là trích dẫn một phần đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn . Để xem được đầy đủ nội dung đề kiểm tra, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                            ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?