SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM | KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2019-2020 Môn: HÓA HỌC – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
ĐỀ SỐ 1 :
A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1: Dung dịch nào dưới đây có thể dùng để nhận biết ngay được bột gạo?
A. Br2. B. H2SO4. C. I2. D. HCl.
Câu 2: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S có màu đen theo phản ứng:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O.
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hoá. B. Ag là chất oxi hoá, H2S là chất khử.
C. Ag là chất khử, H2S là chất oxi hoá. D. Ag là chất oxi hoá, O2 là chất khử.
Câu 3: Khối lượng Clo cần dùng để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 2,06 gam NaBr là
A. 1,42 gam. B. 0,71 gam. C. 0,355 gam. D. 0,73 gam.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Dung dịch H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.
B. Khi da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng nặng.
C. H2SO4 đặc là chất háo nước.
D. Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit.
Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Mg(HCO3)2, NaOH, CuO. B. FeS, BaSO4, KOH.
C. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.
Câu 6: Nung nóng hỗn hợp bột gồm 1,5 mol Zn và 1 mol S trong môi trường không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí Y. Thành phần của khí Y là
A. H2S và H2. B. H2. C. H2S và SO2. D. H2S.
Câu 7: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.
Khí Cl2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hidroclorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (2) đựng dung dịch
A. NaOH. B. H2SO4 đặc. C. NaCl. D. AgNO3.
Câu 8: Số oxi hóa của clo trong phân tử CaOCl2 là
A. 0 và 0. B. +1 và 0. C. –1 và +1. D. –1 và 0.
Câu 9: Dãy gồm các chất đều tác dụng với lưu huỳnh (trong điều kiện phản ứng thích hợp) là
A. Na, O2, H2SO4 loãng. B. Hg, O2, HCl.
C. Zn, O2, F2. D. H2, Pt, HBr.
Câu 10: Oxi không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây?
A. SO2. B. CH4. C. Na. D. Cl2.
Câu 11: Cho hệ cân bằng trong một bình kín: ;
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. thêm chất xúc tác vào hệ. B. giảm áp suất của hệ.
C. thêm khí NO vào hệ. D. tăng nhiệt độ của hệ.
Câu 12: Trong các cặp phản ứng với lượng sắt như nhau, phản ứng nào có tốc độ lớn nhất?
A. Fe + dung dịch HCl 0,1M. B. Fe + dung dịch HCl 0,5M.
C. Fe + dung dịch HCl 0,2M. D. Fe + dung dịch HCl 0,3M.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(1) Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư, dung dịch thu được có các chất KCl, KClO3, KOH, H2O.
(2) Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế Cl2 từ dung dịch HCl đặc và các chất như MnO2, KMnO4, KClO3.
(3) Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh.
(4) Trong tự nhiên, brom chủ yếu tồn tại dạng hợp chất, nhưng ít hơn nhiều so với hợp chất của flo và clo.
(5) Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ NaI và I2 được gọi là muối iot.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(1) Ozon được dùng để chữa sâu răng.
(2) SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với O2, nước Br2.
(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 không xảy ra phản ứng.
(4) Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2, NO2.
(5) Ở điều kiện thường SO3 là chất khí tan vô hạn trong nước và H2SO4.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 15: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với hỗn hợp B gồm 8,1 gam Al và 3,9 gam Zn thì thu được 29,51 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của 2 kim loại. Phần trăm số mol của Cl2 có trong V lít hỗn hợp khí X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 62%. B. 42%. C. 52% . D. 72%
B. TỰ LUẬN: (5điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Hoàn thành phương trình hóa học của 2 phản ứng sau:
* Cho khí Cl2 tác dụng với vôi tôi (Ca(OH)2) ở điều kiện thường.
* Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl.
b) Viết phương trình phản ứng chứng minh rằng SO2 có tính khử.
Câu 2: (1,5 điểm)
Cho 5,6 lít khí SO2(đkc) tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X.
Câu 3: (2 điểm)
Chia m gam hỗn hợp Y gồm Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 11,2 lít khí SO2 (là sản phẩm phử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đo ở đktc.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Tính m.
ĐỀ SỐ 2:
A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1: Dãy kim loại nào sau đây không tác dụng H2SO4 đặc, nguội?
A. Pb, Cu, Ag. B. Cu, Ag, Hg. C. Mg, Zn, Ni. D. Al, Fe, Cr.
Câu 2: Nung nóng hỗn hợp bột gồm 1 mol Fe và 1,5 mol S trong môi trường không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí Y. Thành phần của khí Y là
A. H2. B. H2S. C. H2S và SO2. D. H2S và H2.
Câu 3: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây?
A. Nhiệt độ. B. Tốc độ phản ứng. C. Áp suất. D. Thể tích khí.
Câu 4: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trên thực tế, người ta dùng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa trên tính chất nào sau đây?
A. Ozon không tác dụng được với nước. B. Ozon trơ về mặt hóa học.
C. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. D. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.
Câu 5: Để tách lấy khí H2S ra khỏi hỗn hợp với khí HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch X lấy dư. Dung dịch X là
A. NaOH. B. Pb(NO3)2.
C. NaHS. D. AgNO3.
Câu 6: Khối lượng Clo cần dùng để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 3 gam NaI là
A. 0,73 gam. B. 0,355 gam. C. 1,42 gam. D. 0,71 gam.
Câu 7: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: N2 (k) +3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k)
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. tăng áp suất của hệ phản ứng. B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
C. giảm áp suất của hệ phản ứng. D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng.
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, khí Clo được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây ?
A. NaCl. B. KClO3. C. KMnO4. D. HCl.
Câu 9: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm:
Biết Y là chất rắn có màu đen. Khí X là
A. H2. B. SO2. C. Cl2. D. CO2.
Câu 10: Cho Flo, Clo, Brom, Iot lần lượt tác dụng với H2. Phản ứng giữa halogen nào với H2 xảy ra mãnh liệt nhất ?
A. Br2. B. Cl2. C. F2. D. I2.
Câu 11: Clorua vôi
A. là muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 2 loại gốc axit.
B. là muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit.
C. không phải là muối.
D. là muối tạo bởi 2 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit .
Câu 12: Chất nào sau đây phản ứng với bột lưu huỳnh ở điều kiện thường?
A. Oxi. B. Sắt. C. Thủy ngân. D. Cacbon.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(1) Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
(2) Bạc tiếp xúc với không khí có lẫn H2S bị hóa đen.
(3) Lưu huỳnh có hai dạng thù hình là đơn tà và tà phương.
(4) Các muối CdS, CuS, FeS, Ag2S đều có màu đen.
(5) Trong sản xuất axit sunfuric người ta hấp thụ SO3 bằng nước.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 14: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với hỗn hợp B gồm 0,54 gam Al và 0,24 gam Mg thì thu được 2,52 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của 2 kim loại. Phần trăm số mol của Cl2 có trong V lít hỗn hợp khí X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 50%. B. 67%. C. 80%. D. 60%.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(1) Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là brom.
(2) Trong nước clo chỉ chứa các chất HCl, HClO, H2O.
(3) Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, nguội, dư, dung dịch thu được có các chất NaClO, NaOH, NaCl, H2O.
(4) Clo được dùng để sát trùng nước sinh hoạt.
(5) Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
B. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Hoàn thành phương trình hóa học của 2 phản ứng sau:
* Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng ở điều kiện thường.
* Nhiệt phân KMnO4.
b) Viết phương trình phản ứng chứng minh rằng H2S có tính khử.
Câu 2: (1,5 điểm)
Cho 3,36 lít khí SO2(đkc) tác dụng với 180 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X.
Câu 3: (2 điểm)
Chia m gam hỗn hợp Y gồm Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 7,84 lít khí SO2 (là sản phẩm phử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đo ở đktc.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Tính m.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Sở GD&ĐT Quảng Nam. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.