TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: HÓA HỌC 10
|
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. (2đ) Thực hiện chuỗi phản ứng hóa học sau (ghi rõ điều kiện, nếu có):
Câu 2. (2đ) Nhận biết các bình đựng các dung dịch mất nhãn sau: KOH, KCl, KI, HCl, KNO3. Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Câu 3. (1đ) Trả lời các câu hỏi sau và viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có):
a. Vì sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch axit flohiđric?
b. Khí Clo là khí mùi xốc, rất độc, có khả năng phá hoại niêm mạc của đường hô hấp. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí Clo bằng phương pháp dời chỗ không khí theo hình vẽ sau:
– Cho biết vai trò của miếng bông tẩm dung dịch NaOH đặt trên miệng bình (3)?
– Nêu phương pháp đơn giản và an toàn để nhận biết khi nào bình (3) đã thu đầy khí Clo?
Câu 4. (2,5đ) Cho 6,95 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với 146 gam dung dịch HCl 10% (lấy dư), phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,92 lít khí (ở đktc) và dung dịch B.
a. Viết các phương trình hoá học xảy ra và tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
b. Tính nồng độ phần trăm (C%) của các chất trong dung dịch B.
Câu 5. (1,5đ) Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Lượng khí clo tạo thành được dẫn qua 500 ml dung dịch NaOH 4M ở nhiệt độ thường, thu được dung dịch X. Coi sự thay đổi của V dung dịch là không đáng kể, các phản ứng xảy ra hoàn toàn, xác định nồng độ mol (CM) các chất trong dung dịch X.
Câu 6. (1đ) Cho hỗn hợp X chứa NaF và NaBr hòa tan vào nước được dung dịch A. Cho vào dung dịch A một lượng bạc nitrat vừa đủ thu được kết tủa Y có khối lượng lớn hơn của muối X là a gam. Sục khí Clo vừa đủ vào dung dịch A, thu được muối Z có khối lượng nhỏ hơn của muối X là 2a gam. Coi Cl2, Br2 phản ứng không đáng kể với nước. Tính % theo khối lượng của NaF trong hỗn hợp ban đầu?
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. (2đ) Thực hiện chuỗi phản ứng hóa học sau (ghi rõ điều kiện, nếu có):
Câu 2. (2đ) Nhận biết các bình đựng các dung dịch mất nhãn sau: KOH, KCl, KI, HCl, KNO3. Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Câu 3. (1,5đ) Trả lời các câu hỏi sau và viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có):
a. Vì sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch axit flohiđric?
b. Nêu hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch natri clorua.
c. Nêu hiện tượng xảy ra khi dẫn khí clo vừa đủ qua dung dịch kali iotua, có lẫn một ít hồ tinh bột.
Câu 4. (3,5đ) Cho 6,95 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với 146 gam dung dịch HCl 10% (lấy dư), phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,92 lít khí (ở đktc) và dung dịch B.
a. Viết các phương trình hoá học xảy ra và tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
b. Tính nồng độ phần trăm (C%) của các chất trong dung dịch B.
Câu 5. (1đ) Đốt cháy 28,6 gam hỗn hợp X chứa Al, Zn, Mg bằng khí oxi dư, thu được 44,6 gam hỗn hợp chất rắn Y. Mặt khác, nếu cho 42,9 gam hỗn hợp X trên tác dụng V lít hơi brom (đktc) vừa đủ, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính giá trị của V và m?
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Gia Định, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!