TRƯỜNG THPT KON TUM TỔ: HÓA HỌC | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - LẦN 1 - HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút; | |
| Mã đề thi 2018 | |
Họ và tên học sinh:.........................................................................................
(Cho biết khối lượng nguyên tử (đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S=32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80;I=127; Ag = 108; Ba = 137).
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. proton và electron B. proton, electron và nơtron
C. Nơtron và proton D. Nơtron và electron
Câu 2: Cho các nhận định sau:
(a) Proton là hạt mang điện tích dương
(b) Nơtron là hạt không mang điện
(c) Điện tích của proton bằng điện tích electron về trị
(d) Trong hạt nhân nguyên tử số proton luôn bằng số nơ tron
số nhận định đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. nơtron và electron B. proton, electron và nơtron
C. proton và electron D. nơ tron và proton
Câu 4: Cho các nhận định sau:
(a) Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân
(b) Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt proton và nơtron
(c) Khối lượng của 1 proton gần bằng 1u, còn của 1 nơtron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng 1 proton
(d) u còn được gọi là đvC
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 5: Những điều khẳng định nào sau đây không phải bao giờ cũng đúng?
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Na mới có 11 proton
B. Trong nguyên tử số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ
C. Trong nguyên tử số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân
D. Trong nguyên tử số proton bằng số nơtron
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Về trị số có thể coi nguyên tử khối bằng số khối
B. Các đồng vị của cùng 1 nguyên hóa học luôn có khối lượng nguyên tử giống nhau
C. Đường kính của hạt nhân nguyên tử nhỏ hơn nhiều so với đường kính của nguyên tử.
D. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
Câu 7: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử R là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số nơtron của nguyên tử R là
A. 35 B. 17 C. 18 D. 16
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 49. Trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số điện tích hạt nhân của nguyên tử X là
A. 15 B. 16 C. 17 D. 18
Câu 9: Nguyên tử X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là:
A. 25 B. 10 C. 35 D. 45
Câu 12: Lớp M có số phân lớp là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 2 B. 1 C. 5 D. 3
Câu 14: Nguyên tử X có tổng hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 18 B. 52 C. 17 D. 34
Câu 15: Cho nguyên tử oxi có Z=8. Một mol nguyên tử oxi có chứa
A. 4,82.1022 electron B. 4,816.1024 electron
C. 7,525.1022 electron D. 4,816.1023 electron
Câu 16: Hạt nhân nguyên tử R có điện tích +32.10-19 (C). Nguyên tố R là
A. Na(Z=11) B. Ca(Z=20) C. K (Z=19) D. Al (Z=13)
Câu 17: Trong tự nhiên brom có 2 đồng vị Br và Br. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Thành phần phần trăm về số nguyên tử của đồng vị Br và Br lần lượt là
A. 54,5% và 45,5% B. 27,3% và 72,7%
C. 30,7% và 70,3% D. 49,3% và 50,7%
Câu 21: Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron trong 3 đồng vị bằng 129, số nơtron trong đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt, còn trong đồng vị Z có proton bằng số nơtron. Số khối của đồng vị X là
A. 27 B. 28 C. 30 D. 29
Câu 22: Cho các nhận định sau:
(a) Ngày nay người ta đã biết các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định.
(b) Các electron trên cùng một lớp luôn có năng lượng bằng nhau
(c) Electron ở lớp K liên kết với hạt nhân bền chặt nhất
(d) 1u bằng 1,6605.10-27kg
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 23: Các electron của nguyên tử X được phân bổ trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Điện tích hạt nhân của X là
A. 14+ B. 8+ C. 16 D. 16+
Câu 24: Nhận xét nào say đây không đúng
A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có cấu hình là 3s23p4 thì X là phi kim
B. Nguyên tử luôn trung hòa về điện
C. Các đồng vị của 1 nguyên tố hóa học thì nguyên tử có cấu hình electron khác nhau.
D. Cấu hình electron của nguyên tử X là [Ar]3d104s1
Câu 25: Phân lớp nào sau đây có mức năng lượng thấp nhất?
A. 4p B. 3p C. 3d D. 4s
Câu 26: Nguyên tố sau đây thuộc nguyên tố s?
A. 1s22s22p63s23p63d104s2 B. 1s22s22p6
C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p63s23p63d24s2
Câu 27: Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X không thể là:
A. 29 B. 19 C. 30 D. 24
Câu 28: Lớp electron nào sau đây ở xa hạt nhân nhất?
A. M B. L C. N D. K
Câu 29: Số electron tối đa của lớp M là
A. 8 B. 18 C. 32 D. 2
Câu 30: Cho 3 nguyên tố X (Z=2), Y(Z=17); T(Z=20). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. X và T là kim loại, Y là phi kim. B. X là khí hiếm, Y là phi kim, T là kim loại.
C. Y là khí hiếm, X và T là kim loại. D. X là kim loại, Y và T phi kim.
Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2018 trường THPT Kon Tum. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập